Monday, September 1, 2014

SỰ SUY THOÁI KINH TẾ TOÀN CẦU “MỘT CHÍNH QUYỀN SUỐT MẤY MƯƠI NĂM CHỈ BIẾT NGỬA TAY XIN TIỀN XIN VIỆN TRỢ VÀ VAY MƯỢN NỢ HOẶC CHĂM BẨM VÀO TRUY THU THUẾ NGƯỜI DÂN THẬT RÁO RIẾT, CHẮC CHẮN KINH TẾ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐÓ KHÔNG HỀ ĐEM LẠI LỢI NHUẬN TÀI CHÍNH CHO ĐẤT NƯỚC ĐÓ.” Lê Hoàng Bảo Trân 12.3.1998.(photo) Mười năm cuối thế kỷ 20 trật tự chính trị ảnh hưởng lớn nhất với các chính sách kinh tế của một số quốc gia công nghiệp bắt đầu thay đổi rõ rệt hơn 10 năm trước đó. Từ lực lượng lao động đến các chuyển giao công nghệ thông thường của các nước công nghiệp phát triển cao nầy sang các nước chậm phát triển và bắt đầu phát triển trở thành các kế hoạch kinh tế rất sáng suốt và tưởng như là các kế hoạch thần kỳ bắt buộc phải thi hành để tồn tại của tất cả các doanh nghiệp tại các quốc gia có nền kinh tế mạnh nhờ công nghiệp phát triển. Đi đôi với chuyển giao công nghệ sang các nước bắt đầu phát triển khi đó có nhiều điều lợi cho các công ty doanh nghiệp và công nghiệp là vấn đề nhân công dồi giàu tại các nước nghèo nhận thù lao rẻ từ 10 đến 20 lần thù lao phải chi trả cho công nhân tại quốc gia công nghệ phát triển. Như vậy từ năm 1970 đến 1990 các quốc gia có ngành công nghiệp phát triển lớn mạnh đã có 20 năm chuyển đổi triệt để các kế hoạch kinh tế công nghiệp đang đặt hãng xưởng tại quốc gia họ qua một quốc gia nghèo khác. Đến cuối năm 2000 đầu thế kỷ 21 các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới đều nhận thấy kế hoạch chuyển giao hay đầu tư công nghệ sản xuất tất cả các loại hàng hoá mà người dân bình thường tiêu dùng đến một nước có nhân công rẻ, mức tiêu dùng của xã hội đó còn thấp là kế hoạch thành công nhất thế kỷ 20. Giới chủ nhân và chuyên viên kỹ thuật các doanh nghiệp tại các nước giàu, có thời gian được sống khi công tác chuyên nghiệp trong các quốc gia nghèo đều có cuộc sống như ông hoàng tại các nước nghèo vì họ bổng như giàu lên gấp mấy chục lần so với lúc sống tại nước của họ. Bằng đồng lương tương tự được lãnh khi ở trong nước, nay họ được mua sắm thuê mướn nhiều thứ kể cả con người tại các nước nghèo với giá cực thấp nếu họ muốn, cũng thêm một yếu tố thúc đẩy các doanh nhân, doanh nghiệp các nước giàu đổ xô nhau đem tiền bạc vốn liếng kỹ thuật sang đầu tư ở các nước nghèo. Những ngành công nghệ sản xuất trước kia gần như độc quyền tại các nước công nghệ tiên tiến thì nay trở thành phổ biến tại các quốc gia nghèo đang tìm cách kêu gọi các quốc gia giàu mạnh kinh tế đầu tư vào nước họ để trợ giúp cho họ phát triển kinh tế thông qua các ngành công nghiệp mà các nước giàu mạnh đó đã nhờ vào nó phát triển kinh tế hùng mạnh suốt mấy trăm năm. Theo hiệu ứng của kế hoạch đầu tư vào các quốc gia chậm phát triển để hạ giá thành sản phẩm công nghiệp cấp thấp và cấp trung lưu cho người tiêu thụ ban đầu có đem lại chút ít kết quả về tài chính cho các tập đoàn đa quốc gia nầy. Nhưng đã không dự trù được sự cạnh tranh khốc liệt của nhân công rẻ tiền tại các quốc gia chậm tiến nầy, nhứt là sự cạnh tranh vừa quy mô khổng lồ vừa ráo riết chiếm lĩnh thị phần thế giới của Trung Quốc. Đến năm 2006 mơ ước của các tập đoàn đại chủ nhân từ các nước công nghiệp phát triển sẽ làm ông chủ sai khiến một khối lượng lớn nhân công vừa dễ dạy vừa chấp nhận lao động cật lực với thù lao từ 1 phần 20 đến 2 phần 20 lương so với lương công nhân tại các nước công nghiệp phát triển cao trở thành ảo tưởng. Trái lại hàng hoá sản xuất từ lực lượng nhân công rẻ mạt nầy trước hết là có được công việc để có miếng ăn kế đến là đánh bạt lực lượng công nhân có mức lương cao gấp cả chục lần lương của họ. Trong khi nhân công tại các quốc gia công nghiệp cao không có nghĩa là tất cả công nhân tại đất nước đó đều có tay nghề cao như nhau vì vậy những công việc sản xuất tầm trung trước kia do họ đảm nhận thì nay đã có một lực lượng nhân công vừa đông vừa rẻ tại các nước nghèo tranh lấy. Còn đối với các tập đoàn chủ nhân đa quốc gia chỉ biết nước nào có nhân công rẻ phân phối thuận lợi sẽ là chọn lựa của các tập đoàn tư bản đó. Bất cần đến lợi ích lao động tại bổn quốc nếu nguồn lao động tại đó khiến họ phải tốn kém chi trả thù lao cao ngút tầm làm giá thành hàng hoá của họ sản xuất cũng cao theo. Qui luật cạnh tranh kinh tế từ giá thành hàng hoá sản xuất chính là cú đá thứ hai đã đá nhiều công nhân có tay nghề tầm trung tại các nước công nghiệp cao ra khỏi xí nghiệp của họ. Đến thời điểm nầy thì các quốc gia có nền công nghiệp và kỹ thuật cao hầu như buông tay với công việc sản xuất những loại hàng hoá thông thường cho dân chúng tiêu dùng suốt bao nhiêu năm họ làm bá chủ. Công nghệ kỹ thuật cao của các nước nầy chỉ còn giữ các loại hàng sản xuất dành cho những nhu cầu cao cấp. Hay nói khác đi là sau năm 2005 một lượng khổng lồ các sản phẩm mà trước kia các quốc gia công nghệ lạc hậu phải bỏ ngoại tệ để nhập từ các quốc gia công nghệ cao không còn nữa. Trái lại nhiều món hàng tiêu dùng gia dụng đến các thiết bị kim khí điện máy, xe hơi, phi cơ vận chuyển nhỏ, tàu bè viễn dương tải trọng nhỏ bây giờ các nước công nghệ cao khi cần còn phải mua lại hoặc liên doanh cùng sản xuất với các quốc gia chậm phát triển để được giá thành rẻ hơn là sản xuất tại bản quốc các nước giàu mạnh vì giá nhân công cao. Lợi nhuận kinh tế của các tập đoàn đa quốc gia đã đẩy toàn bộ lực lượng công nhân thế giới vào một trận chiến về cạnh tranh giá thành sản phẩm thật ráo riết, thật khắc nghiệt. Để rồi các tập đoàn đó cũng đi tới chỗ cạnh tranh nhau đến phá sản nếu tập đoàn nào không may có những kế hoạch sản xuất ra sản phẩm cao giá hơn đối thủ, sớm lỗi thời hơn hàng hoá của đối thủ, khó tiêu thụ hoặc tiêu thụ với số lượng kém hơn đối thủ. Thị trường sản xuất hàng hoá tiêu dùng biến dạng đến không ai ngờ rằng cùng một món hàng có giá 2.000 usd lại có món hàng tương tự tính năng y như vậy lại có giá chừng 400 usd. Món có giá 2.000 usd chắc chắn ưu điểm tính năng và kỹ thuật cao hơn, giá thành sản phẩm cũng cao hơn loại 400 usd. Nhưng loại giá rẻ kia được tiêu thụ mạnh hơn nhanh hơn với số lượng người mua sắm nó nhiều hơn gắp trăm ngàn lần. Tính năng đa dụng của nhiều món hàng giá cao thực sự không cần thiết với rất nhiều người sử dụng món hàng giá thấp nên hàng giá cao rất kén chọn người mua sắm. Đã vậy món hàng giá 2.000 lại bị các đối thủ của nó cạnh tranh khốc liệt nên sản xuất luôn phải cải tiến, phải nhanh chóng đổi mới món hàng đó với tính năng cao hơn, kỹ thuật tân tiến hơn. Vì vậy độ bền của món hàng giá cao kia bị chính nơi sản xuất ra nó và đối thủ cạnh tranh với nó biến độ bền đó thành chuyện tốn công tốn của vô ích. Đến năm 2008 thì nhiều tập đoàn hùng mạnh có thời gian tồn tại lâu dài bước vào lao đao vì sụp đúng cái bẫy liên doanh đa quốc gia khi các tập đoàn nầy liên doanh rộng và đầu tư sâu nặng với một lúc nhiều quốc gia kém phát triển có lực lượng lao động giá rẻ và đông đảo. Sản phẩm đã trở thành sản phẩm lưu hành phân phối toàn cầu nhờ các tập đoàn kinh doanh đa quốc gia vì vậy số lượng hàng hoá trở thành dồi giàu tràn ngập nhưng cũng rất mau lỗi thời, tiêu thụ chậm mà dễ dàng bị lỗi kỹ thuật từ nhẹ đến rất nặng do nhân công đến kỹ thuật sáng chế đều phải chạy đua với thời gian và với cạnh tranh chớp nhoáng ngày càng gia tốc không điểm dừng để có thời gian chỉnh đốn lại nếu lỡ sơ xuất lỗi kỹ thuật. Thời gian để sửa sai các lỗi nhỏ kỹ thuật cũng trở nên những lỗi khổng lồ vì số lượng hàng sản xuất quá nhiều nên các tập đoàn kinh tế có thời giờ để phá sản để lỗ vốn nặng nề nhanh hơn thời gian phải mất để điều chỉnh, để sửa lỗi sản phẩm sai phạm. Năm 2008 cũng là năm kinh doanh bị trì trệ và gây phá sản liên tục nhiều tập đoàn kinh tế lớn đã đẩy hằng loạt tổ chức tín dụng ngân hàng lao đao theo. Những món lợi nhuận khổng lồ mà các tổ chức tín dụng đã đầu tư vào các tập đoàn sản xuất khổng lồ đột ngột suy thoái, lao dốc quá nhanh gần như đột ngột của một cơn sụt huyết áp tài chính khiến cơ thể các tổ chức tài chính đột tử hoặc thoi thóp lịm dần với một cơ thể lạnh ngắt vì thiếu máu tài chính. Hay nói đơn giản là đến lúc các tổ chức tín dụng giàu mạnh đột ngột thất bại nặng nề trong tất cả mọi công cuộc đầu tư kinh doanh suốt gần trăm năm qua với các tập đoàn sản xuất lớn và thật lớn. Các tổ chức tín dụng trong phút chốc không còn nắm được quyền chủ động điều phối chi thu theo các kế hoạch đã đầu tư tài chính vào các tập đoàn công nghiệp lớn mà mấy tháng trước đó vẫn còn yên ổn và hữu hiệu. Vài chục triệu lao động chuyên môn tại các quốc gia công nghiêp cao mất việc và nhiều hơn số vài chục triệu lao động thất nghiệp chính thức là số lao động bị ảnh hưởng suy thoái thu nhập định kỳ hằng tháng, hằng năm. Giảm tiền lương đối với các quốc gia công nghiệp cao, công nhân lao động có tay nghề chuyên môn và chuyên viên có trình độ tại các quốc gia người dân có mức sống kinh tế cao, mọi nhu cầu cuộc sống đều nền nếp và rất tốn kém trong mọi chi tiêu, đó là thảm hoạ lớn. Do mọi thứ trong xã hội họ đã sống hằng chục năm thành nền nếp bất biến khiến tinh thần đến tâm lý của công dân các quốc gia công nghiệp cao kỹ luật lao động chính xác đột ngột bị suy sụp thu nhập tài chính chới với mất định hướng. Ngửa tay nhận tài trợ eo xèo từ các tổ chức bảo hiểm an sinh bảo hiểm xã hội là sự việc thê thảm không có bất cứ lao động có tay nghề nào tại các quốc gia nầy muốn hưởng. Ngoại trừ một ít công dân trình độ văn hoá thấp, làm biếng lao động chuyên sống nhờ vào trợ cấp của chính quyền và một số công nhân lao động lâu nay ngoan ngoãn nộp thuế thu nhập, giờ nhận thấy mình có lẽ bị chính phủ dựa vào thuế thu nhập đã cố tình bóc lột dài hạn quá. Nhân cơ hội mất việc, họ vừa ngửa tay nhận tiền trợ cấp vừa tìm cách làm lậu thuế với nhiều công việc dịch vụ bất kì nào đó. Như vậy lại khiến các tổ chức tín dụng, bảo hiểm, thuế vụ trong quốc gia đó thu tài chính kém hơn mà chi ra ngày càng lớn, bởi đội ngũ thất nghiệp thật và thất nghiệp để vừa nhận trợ cấp vừa đi làm lậu thuế ngày càng nhiều. Đã vậy các doanh nghiệp sản xuất các loại hàng hoá cao cấp đang có trong quốc gia đó rất kén chọn khách hàng lại vì lợi nhuận sa sút phải hạ giá thành sản phẩm, nên giới chủ nhân đẩy những chuyên viên tay nghề cao phải bao biện thêm công việc nhưng thù lao không tăng theo tỷ lệ sức lao động, gây tình trạng cạnh tranh ngay chính với công nhân lao động mà trước đến nay do họ chỉ huy, do chính họ điều động sản xuất. Sự suy thoái tại các doanh nghiệp lớn các tập đoàn kinh tế mạnh đã tự đào thải loại bỏ những tập đoàn, những doanh nghiệp nào không may có kế hoạch sản xuất lỗi thời hoặc sản phẩm làm ra không đạt doanh thu như mong đợi. Dẫn đến các tổ chức tín dụng ngân hàng đã đầu tư vào các doanh nghiệp các tập đoàn thất bại đó suy thoái tài chính theo. Do vậy khiến quyền lực tài chính của các tổ chức tín dụng ngân hàng đồng loạt bị vạ lây và tổ chức tín dụng ngân hàng nào yếu mỏng thiếu bản lĩnh tiên liệu phải phá sản trước. Lao động mất việc từ các nước giàu mạnh đến các nước nghèo cùng bị suy thoái kinh tế giống như nhau, cùng bước đến một cuộc cạnh tranh thử thách lao động nào thích ứng được khó khăn để tồn tại trong điều kiện kinh tế suy thoái ngày càng nặng nề đó. Mất việc làm, kinh tế suy sụp đương nhiên dẫn đến an sinh xã hội mất sự ổn định, người lao động lao đao mưu sinh thêm khó khăn vất vã làm họ dễ nỗi điên, dễ trộm cắp, dễ bạo hành, dễ đi đến đổ máu cả những sự việc không đáng. Các quốc gia công nghiệp tiên tiến luôn có chế độ an sinh xã hội chặt chẽ đi kèm với một nền thuế vụ và các phí an sinh khác cũng rất cao đối với thu nhập của người dân. Số tiền thuế thu nhập khổng lồ từ người dân phải trả thuế cho sự bảo đảm an sinh cũng chính là khối lượng tài chính đi vào các quỹ tín dụng ngân hàng để các tổ chức tín dụng nầy đầu tư vào các tập đoàn doanh nghiệp kinh doanh sản xuất. Vì vậy khi các tập đoàn kinh doanh sản xuất và các hình thái dịch vụ đủ loại trong nước đó bị thất bại lỗ lã phá sản thì món nợ an sinh của chính quyền từ thu thuế của người lao động trong quốc gia đó cũng đương nhiên trở thành một món nợ công khá lớn của chính quyền đi chung với món chi ngân sách để bộ máy chính quyền hoạt động. Đây là hai trong các loại tài chính mà chính quyền bắt buộc phải chi tiêu hao chứ không chờ tái phục hồi hay sinh lợi được, mà càng chi thì nợ công lại càng chồng chất chứ không bù đấp nổi nếu nền sản xuất kinh doanh trong nước tiếp tục suy thoái kéo dài. Chính quyền các quốc gia công nghệ phát triển đề ra luật thuế thu nhập cao và khắt khe để đánh thuế người dân lao động rồi lấy ngân sách đó lo lại an sinh xã hội cho họ là một chính sách giúp ổn định dân sinh vô cùng hiệu quả. Vì có các quốc gia đã thi hành luật thuế an sinh xã hội gần 50 năm đến 100 năm qua giúp xã hội yên ổn chính trị và kinh tế, để đất nước đó tiếp tục phát triển như Mỹ Pháp Đức Anh Nhật với nhiều quốc gia Châu  khác. Mức sống an sinh xã hội của người dân tại các quốc gia nầy rõ ràng ngày càng cao hơn mức sống của người dân các quốc gia còn nghèo. Các quốc gia nghèo thấy được điều đó nên cũng ráo riết chạy đua theo phát triển công nghiệp để cải tiến dân sinh, ổn định an sinh cho xã hội của nước họ là chuyện đương nhiên phải thực hiện. Vì vậy bắt buộc chính quyền cùng hệ thống tín dụng công và tư tại các nước đã phát triển giàu mạnh đến những nước đang trên đà phát triển khá phải hết sức cẩn trọng với ngân sách thu được từ thuế an sinh xã hội đã thu từ người dân lao động. Thuế an sinh xã hội bị phá sản nếu các tổ chức tín dụng liên quan đến sử dụng ngân sách thuế an sinh xã hội bị phá sản. Cạnh tranh siêu nhanh, hàng hoá lỗi thời siêu nhanh, thất nghiệp toàn cầu siêu nhanh sẽ đưa đẩy các tổ chức tín dụng phá sản siêu nhanh, đẩy một số nền tài chính các nước bị phá sản siêu nhanh. Rồi nợ công mỗi lúc thêm nặng nề khiến nhiều hệ thống kinh tế tài chính một số quốc gia không kịp xoay trở chuyển đổi, không kịp đề ra những biện pháp thích ứng ngắn hạn để ổn định an sinh cho người dân mất việc giảm thu nhập. Những quốc gia nợ công càng nặng sẽ lần hồi không còn kiểm soát nổi bộ máy hành chính khiến bộ máy hành chính trước kia vận hành thông suốt nay bắt đầu hỏng hóc trục trặc ngoài dự kiến của hiến pháp. Quốc gia nào chi nhiều ngân sách quốc gia để thành lập và nuôi dưỡng nhiều lực lượng bảo vệ trật tự xã hội mà kinh tế càng ngày càng suy sụp thì quốc gia đó càng gia tăng nhanh bọn cướp giựt, trấn lột, trộm cắp, tham ô; càng đẩy nhanh sự suy sụp kinh tế tại những quốc gia đó. Tại nước Mỹ đạo luật người dân được quyền mua sắm và giữ vũ khí cá nhân đã có hằng trăm năm mà người dân Mỹ không dùng vũ khí để bạo động hay thanh toán nhau vô cớ. Mấy năm gần đây dân Mỹ bổng nổi điên xả súng bắn giết nhau liên tiếp cho thấy khủng hoảng kinh tế và lý tưởng chính trị của người dân Mỹ bắt đầu có trục trặc đạo đức kinh tế chính trị. Ở nhiệm kỳ tổng thống Mỹ của đảng Cộng Hoà công dân Mỹ tuổi thanh niên đi lính để đến một quốc gia khác đánh giết tại quốc gia đó là điều lý tưởng bảo vệ kinh tế chính trị cho nước Mỹ. Thì đến cuộc tranh cử giành làm tổng thống của chính khách đảng Dân Chủ thì nhiệm vụ của thanh niên Mỹ đã viễn chinh bảo vệ cho kinh tế chính trị của nước Mỹ bổng trở thành hành vi ngu xuẫn vô lý với tân tổng thống vừa đắc cử. Dù sau tuyên thệ làm tổng thống không lâu tân tổng thống đảng Dân Chủ cũng lại đẩy thanh niên Mỹ vào các cuộc viễn chinh do can thiệp quân sự của chính quyền Mỹ vào các quốc gia khác cũng với lý do bảo vệ quyền lợi kinh tế chính trị của nước Mỹ. Thanh niên Mỹ với thân nhân họ chết bởi các lần viễn chinh bảo vệ quyền lợi nước Mỹ thời gian nầy với tổng thống nầy là lí tưởng của nước Mỹ đến nhiệm kỳ tổng thống đảng đối lập hay ngược lại với tổng thống đảng kia, sẽ trở thành một đám công dân Mỹ đi bắn giết nhau cách ngu dại. Hai đảng Cộng Hoà và Dân Chủ tại Mỹ luôn dùng chiêu bài rút quân Mỹ ra khỏi quốc gia Mỹ đang can thiệp quân sự thành một điều hết sức cần thiết để triệt hạ nhau kiếm phiếu bầu trong các lần tranh cử tổng thống Mỹ và lần nào người dân Mỹ thanh niên Mỹ cũng đều lãnh đủ những điều chê trách đó. Luật pháp Mỹ rất chặt chẽ buộc người dân Mỹ luôn tuân thủ pháp luật tuyệt đối với mọi nghĩa vụ công dân, nên công dân Mỹ đến nay mới bắt đầu nổi điên vì suy sụp chính trị kinh tế đã là quá chậm. Mối nguy nền kinh tế tài chính suy sụp làm các ngân hàng tê liệt, an sinh xã hội gánh món nợ công ngày càng nặng nề từ lao động mất việc, một nền hành chính bộc lộ nhiều trục trặc làm nhân viên nhà nước biến thái ra trộm cắp, trấn lột. Từ người dân đến chính quyền sẽ rao bán chính thức hoặc bán lậu mọi thứ tài nguyên đến nhiều phát minh quan trọng của đất nước như Liên Bang Nga đã từng làm, từng tách rời khỏi hệ thống liên bang để tự trị tự xoay trở tuỳ nghi. Nhưng vì nhiều nước cũng đã lâm vào cảnh suy sụp tài chính sẽ không còn tiền để mua sắm như thời kì Liên Bang Nga tung bán hàng khi đất nước nầy lâm vào cảnh phá sản. Nên một chiến dịch PR bất kể nhân đạo nhân tính từ các quốc gia phát triển kinh tế mạnh đang hồi suy thoái trầm trọng sẽ phải tiến hành để bán nhiều thứ tài nguyên và hàng hoá thuộc loại hàng hoá mà người muốn mua trước kia khó mua cùng người muốn bán đang rất khó bán. Thậm chí sẵn sàng gây bất ổn an ninh thế giới, coi mạng người như cỏ rác để có thể bán cho bằng được những loại hàng hoá rất khó bán khi thế giới hoà bình yên ổn. Kết thúc năm 2012 thương trường mở rộng toàn cầu nhưng doanh nghiệp bản địa đến doanh nghiệp đa quốc gia đều bị co cụm thị phần kinh doanh bởi người có tiền giảm mua sắm, người ít tiền không còn sức mua dù nhu cầu tiêu dùng vẫn có. Hàng hoá sản xuất ra bị lỗi thời, bị tồn kho đủ mọi hình thái kèm theo nợ công các loại và nợ công an sinh xã hội giam giữ một lượng tiền vốn bị bất khiển dụng, bị tiêu tốn quá lớn, đến hằng trăm ngàn tỉ usd không còn đem lại lợi nhuận. Nguồn vốn nầy nếu khắc phục được để nó lần hồi vơi bớt sự bất khiển dụng thì kinh tế toàn cầu sẽ từ từ phục hồi với điều kiện nó có thể chạy trước các vấn đề tiêu tốn không đem lại lợi nhuận của từng quốc gia. Hoặc nó sẽ làm trì trệ kinh tế nặng nề hơn nữa nếu nợ công gia tăng mà sản xuất đình đốn lao động ở mỗi quốc gia bị mất việc ngày càng nhiều khiến các nước phải chi ngân sách giải quyết nợ an sinh ngày càng cao. Hiện tượng các nước bị nợ công làm trì trệ kinh tế đều cậy nhờ các quốc gia từng liên minh kinh tế cứu nguy nợ công trong nước đó bằng cách tự trích ngân sách hằng mấy trăm tỉ usd, hay nhờ tài trợ, vay mượn để giải quyết nợ công bớt cơn nóng sốt co giật chỉ là giải pháp chữa cháy của từng đám cháy cục bộ. Nhưng dấu hiệu một trận bão lửa khủng khiếp của một tai hoạ kinh tế do việc rót thêm tiền bạc để giải cứu nợ công vẫn tiếp tục gây nợ công và tăng thêm sự giam giữ vốn tiền tài chính để nó bị bất khiển dụng kinh doanh sinh lợi ngày càng nặng nề thêm, vẫn là đang tăng nguyên liệu dễ cháy cho một trận bão lửa kinh tế chưa biết khi nào xẩy đến. Trở lại 1980 năm bắt đầu của những quốc gia công nghệ phát triển kinh tế hùng mạnh cùng đưa nhau đến bờ vực suy thoái kinh tế, cũng chính là năm Trung Quốc từ hố sâu của nghèo đói lạc hậu nheo nhóc bắt đầu bước khởi động để từ từ leo ra khỏi cái hố sâu đó. Không phải tự nhiên Trung Quốc phát triển kinh tế theo luật đào thải của kinh tế mà do một đường lối kinh tế đồng thuận rất trí tuệ từ một số các quốc gia đang giàu mạnh kinh tế lúc đó sáng tạo ra. Kế hoạch kinh tuế rất trí tuệ ấy được triển khai thành công bất kể mọi thứ đạo đức làm người, tình bạn được giao kết nghiêm minh hay hời hợt xưa nay giữa người với người, giữa quốc gia nầy với quốc gia kia. Mà kết giao kinh tế rất “trí tuệ” giữa một anh khổng lồ đầy tham vọng cực kì tàn ác đang mắt mờ tay run vì đói lã với một đám nhà giàu vẫn cho rằng bản lĩnh kinh doanh và mưu lược kinh tế của họ thuộc hàng siêu đẳng không bao giờ thua trận trên mặt trận kinh tế. Nên anh khổng lồ đang nghèo đói bệnh tật đó được đám nhà giàu kia chữa bệnh nuôi ăn lại sức lành bệnh, trong mong đợi anh khổng lồ kia lành bịnh rồi nhớ ơn cứu tử sẽ trở thành một tên nô bộc trung thành dễ dạy sai gì nó sẽ làm theo đấy bởi nó sợ bị bỏ đói lần nữa. Thậm chí đám nhà giàu kinh tế và trí tuệ kia còn giao tay hòm chìa khoá một số kho tàng cùng với một số tay nghề chuyên môn cho anh khổng lồ nghèo đói bệnh tật và có bề ngoài to mạnh mà hơi khờ dại thấy rõ ấy. KHI CÁC THẾ LỰC CHÂU ÂU, BẮC CHÂU MỸ VÀ NHẬT BẢN LOẠI BỎ TẤT CẢ CÁC ĐỒNG MINH LÀ CÁC QUỐC GIA NGHÈO ĐÓI BẤT KỂ THỦ ĐOẠN HẠI BẠN CÁCH ĐÊ TIỆN ĐỂ MỞ CỬA CHO TRUNG QUỐC XÂM NHẬP TẬN HANG Ổ KINH TẾ CỦA CÁC CƯỜNG QUỐC. THÌ CÁC QUỐC GIA NẦY CŨNG KHÔNG HỀ ĐẶT NỀN TẢNG TRÊN BẤT CỨ SỰ NHÂN ĐẠO NÀO ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN TRUNG QUỐC. CÁI HỌ NHẮM TỚI TẠI TRUNG QUỐC LÀ SỐ KHÁCH HÀNG TIỀM NĂNG VỚI SỨC LAO ĐỘNG KHỔNG LỒ NGOAN NGOÃN VÀ RẺ MẠT TẠI TRUNG QUỐC. SAU LẦN THUA THẢM HẠI TRÊN MẶT TRẬN QUÂN SỰ GIỚI CHÍNH KHÁCH TÂY PHƯƠNG VÀ CHÍNH KHÁCH NHẬT LẠI LẦN NỮA BƯỚC THÊM BƯỚC SAI LẦM KINH TẾ KHI ĐÁNH GIÁ TRÍ TUỆ CÁC CHÍNH KHÁCH TRUNG QUỐC. Năm 1930 kinh tế Mỹ suy thoái do lạm phát thừa, đến năm 1980 ( 50 năm) hầu như kinh tế Mỹ không có đối thủ cạnh tranh, nền kinh tế Mỹ mới hoàn toàn hồi phục và thực sự giàu mạnh dẫn đầu kinh tế thế giới. Năm 1983 Trung Quốc đói nghèo bước những bước đầu tiên leo lên hố sâu suy thoái kinh tế, đến năm 2013 (30 năm) nền kinh tế Trung Quốc mới bắt đầu ở ngưỡng vừa phát triển, có thể năm 2033 kinh tế Trung Quốc cần 20 năm nữa mới đến điểm cực thịnh như Mỹ đã từng có (?). Nhưng hiện nay kinh tế Mỹ, kinh tế Trung Quốc hay kinh tế cả thế giới có nhiều đối thủ cạnh tranh nhau rất khốc liệt để giành quyền phát triển tại quốc gia mình. Vì vậy điểm cực thịnh kinh tế bây giờ không chắc chịu theo quy luật thời gian là 50 năm. Tài nguyên kinh tế thế gian nầy có giới hạn, nếu anh khổng lồ Trung Quốc muốn phát triển kinh tế đất nước đến điểm cực thịnh bắt buộc Trung Quốc phải dùng đủ mọi cách, mọi mánh khoé lẫn sức mạnh để đoạt cho kì được phần lớn tài nguyên kinh tế về tay Trung Quốc bất kể mọi thủ đoạn ngay gian. Một Trung Quốc siêu cường bắt buộc phải cần có một nền kinh tế siêu mạnh là chuyện đương nhiên. Trong đám anh nhà giàu nuôi dưỡng trị bịnh đói nghèo lạc hậu cho anh khổng lồ Trung Quốc thì Mỹ với Nhật là hạng nhất với hạng nhì. Khi đám nhàu giàu sáng tác ra kế hoạch nuôi dưỡng chữa bịnh ngu dốt cho anh khổng lồ Trung Quốc được phổng phao đẹp trai mạnh khoẻ như hiện nay, không biết mấy anh nhà giàu với 2 anh giàu xụ kia có dự trù đến một phương án nào trí tuệ hơn để có đủ khả năng khống chế anh khổng lồ Trung Quốc chưa. Khi một đất nước đi lần đến phát triển kinh tế thì mọi lực lượng doanh nghiệp công nghiệp ngân hàng đến người lao động đều thống nhất hướng đến một mục tiêu phát triển kinh tế cho dù quy luật phát triển kinh tế có là quy luật thành văn hay bất thành văn và cũng bất cần các chuyên gia kinh tế uy tín tài giỏi phải tốn giấy mực phân tích cho rộn ràng; cũng chỉ là chuyện thừa như “Khen phò mã tốt áo”. Đến khi kinh tế suy thoái thì mục tiêu xây dựng kinh tế, phục hồi kinh tế, phát triển kinh tế có được hằng ngàn chuyên gia kinh tế giải thưởng Nobel cao quý tư vấn, phân tích chính xác bực nào thì khi ấy các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế lớn đến các doanh nghiệp nhỏ đều có chung một phản ứng là tìm cách rút tiền bạc, vốn đầu tư ra khỏi đám cháy kinh tế sao cho nhanh gọn nhất, ít tổn thất đến quyền lợi nhứt. Vì vậy khi đó các nhà kinh tế lý thuyết có kêu gào rát họng chuyện phòng cháy cũng chỉ là lời vô vọng của kẻ chưa bị cháy nhà dạy cho những người đang bị cháy nhà ngay tại đám cháy. Phát triển kinh tế giống như mọi người cùng đấp đập ngăn nước, khi cùng nhau đấp đập thì địa điểm và kỹ thuật đấp đập mọi người đều thống nhất được với nhau. Đến khi con đập kinh tế bị ngấm nước, bị ngầm nước phá mòn nhiều chỗ không phát hiện kịp thì khi con đập bị vỡ, nó không hề chịu theo quy luật để vỡ nơi nào mà đám người hồi đấp đập đã định trước. Kinh tế Trung Quốc có tiến độ phát triển cùng độ dài thời gian và cùng thời điểm xẩy ra cuộc khủng hoảng kinh tế của một loạt nhiều quốc gia công nghiệp tiên tiến khác. Liệu sự suy sụp cùng lúc với sự phát triển nầy có là chuyện trùng hợp tình cờ hay đó là quy luật thịnh suy kinh tế kiểu tre tàn măng mọc. Nếu sự phát triển kinh tế của Trung Quốc là quy luật phải đến thì dù trước kia các quốc gia phát triển kinh tế cao có họp lại để đặt kế hoạch cực kỳ trí tuệ cứu chữa bịnh nghèo đói kinh niên của Trung Quốc, dù chưa đặt tiếp kế hoạch trí tuệ hơn nữa để chế tài sự phát triển kinh tế của Trung Quốc. Khi xác định được nguyên nhân của sự việc để họp nhau tìm một kế hoạch gầy dựng lại sau cơn bão lữa làm suy sụp kinh tế có thể sẽ tìm ra dù hết sức khó khăn. Bởi tất cả thủ đoạn hiền lành đến những thủ đoạn tàn nhẫn vô nhân tính nhất để các quốc gia công nghiệp tân tiến sản xuất và tiêu thụ được hàng hoá thu về lợi nhuận khổng lồ đều đã được thi hành. Nhưng nếu sự phát triển kinh tế của Trung Quốc chỉ là sự tình cờ trùng hợp cùng thời điểm với sự suy thoái khá nặng nề của các quốc gia công nghiệp phát triển cao, tức là chưa tìm được đúng nguyên nhân. Đây mới là điều rất đáng ngại sẽ đưa kinh tế và chính trị thế giới bước vào một năm mới 2013 đầy u ám chưa tìm được lối thoát. Và các tổ chức tín dụng ngân hàng sẽ thực sự đang lần lượt phá sản bởi nợ an sinh của người dân và nợ công ngày càng chồng chất nặng nề. Muốn các tổ chức tín dụng ngân hàng tìm được phương án phục hồi vậy hãy xét lại để so sánh những gì các ngân hàng của Mỹ đã tiến hành đầu tư tiền bạc vào các doanh nghiệp của Mỹ từ 1930 đến 1980 ra sao, vì kinh tế Mỹ là nền kinh tế giàu mạnh nhất. Sau cơn khủng hoảng kinh tế thừa tại Mỹ thì mọi tài nguyên đất nước từ nông nghiệp đến khai thác khoáng sản và tài nguyên chất xám, phát minh sáng tạo tại Mỹ phát triển thành công cực cao, cực thịnh đến mức gần như không có quốc gia nào đáng gọi là đối thủ cạnh tranh. Kể cả các ngành du lịch văn hoá giải trí của Mỹ cũng lừng lẫy bỏ xa nhiều nước khác. Nông nghiệp Mỹ bội thu cao nhất thế giới, khai thác vàng kim loại, vàng đen dầu thô, đất quý hiếm, từ công kỹ nghệ dân dụng đến công kỹ nghệ cao cấp của Mỹ cạnh tranh toàn thắng rồi vượt xa công kỹ nghệ của các quốc gia khác để đứng trên đỉnh thành công kinh tế cao nhứt độc tôn không đối thủ. Chính là nhờ vào khai thác hiệu quả tài nguyên phong phú trong nước đã nâng cao giá trị đồng usd của nước Mỹ có thời gian dài là đồng tiền mạnh nhất thế giới. Nhờ vào sự thành công vượt trội nầy của một nước Mỹ giàu có mọi mặt, nên các tổ chức tín dụng ngân hàng tại Mỹ đầu tư vào bất cứ đâu cũng thu hoạch thành công to lớn. Ngành ngân hàng, các loại tổ chức tín dụng và chuyên gia kinh tế về ngân hàng tại Mỹ cũng nhờ vào sự thành đạt thịnh vượng của ngân hàng Mỹ nên rất được nước Mỹ trọng vọng, đến độ tổng thống Mỹ cũng không quan trọng bằng bộ trưởng tài chính Mỹ có liên hệ sâu rộng với giới ngân hàng Mỹ. Nếu bây giờ các tổ chức tín dụng ngân hàng Mỹ không còn đặt tiền vô cửa nào trúng lớn ở cửa đó chắc chắn những gì xưa kia giúp nước Mỹ trở thành vô địch về kinh tế bây giờ bắt đầu cạn kiệt, xuống dốc rồi. Người lao động Mỹ bây giờ kiếm được thù lao mỗi năm 45.000 usd bắt đầu khó nhưng chi tiêu số tiền đó thì rất nhanh và bắt đầu thấy túng thiếu vì có phần đồng usd mất giá liên tục trong 10 năm gần đây, đã vậy luật thuế của chính quyền Mỹ với người dân Mỹ rất khắt khe mà số tiền thuế đó đưa vô đầu tư kinh tế thông qua các tổ chức tín dụng ngân hàng chỉ tạo thêm nợ an sinh xã hội nặng nề. Đến năm 1945 sau khi đầu hàng Mỹ vì thua trận thế giới chiến thứ 2, nước Nhật cũng vươn lên làm giàu nhất Châu Á trên nền tảng một quốc gia lụn bại kinh tế đến tận cùn. Tài nguyên của Nhật quá nghèo và hầu như cạn kiệt sau công cuộc muốn làm bá chủ Đại Đông Á. Nhưng nhờ quyết tâm đứng lên sau đổ nát, người Nhật đã tận dụng trí tuệ của toàn dân, chính quyền kêu gọi tiết kiệm tối đa để dành tất cả tài nguyên, vốn tiền, trí tuệ, sức lực cho công cuộc kinh doanh sản xuất thật ráo riết. Từ 1954 đến 2004 nước Nhật phát triển kinh tế vượt bậc rồi trở thành cường quốc kinh tế đứng hạng hai sau kinh tế Mỹ chỉ nhờ vào sản xuất kinh doanh hàng tiêu dùng đủ loại từ đơn giản đến cực kì tinh vi về khoa học kỹ thuật. Nước Nhật làm giàu chỉ bằng vốn liếng khoa học kỹ thuật cao từ tài nguyên chất xám được đào tạo thật tốt và có định hướng.Thành công lớn nhất của nền sản xuất tại Nhật đạt đến mức trị giá cao trong từng món hàng mà trước kia nước Mỹ bán một tấn lúa mì nay chỉ bằng Nhật bán một sản phẩm công nghệ hàng tiêu dùng độ chừng vài chục grams. Nước Nhật sản xuất và tiêu thụ được khắp thế giới hằng trăm triệu món hàng có trọng lượng nhỏ giá trị cao như vậy trong suốt mấy chục năm liên tục. Cuối cùng Trung Quốc khi so sánh về tài nguyên và dân số của quốc gia nầy với Mỹ và Nhật, vì dân số Trung Quốc quá đông nên tài nguyên của Trung Quốc so với dân số Trung Quốc thì Trung Quốc và Nhật đều nghèo như nhau, môi trường sống tại hai quốc gia Nhật và Trung Quốc cũng khắc nghiệt như nhau. Đem so với nguồn tài nguyên giàu có của Mỹ, mức sống xã hội cao và dân số của Mỹ thì Trung Quốc lại càng là một đất nước quá nghèo đói. Khoa học kỹ thuật mà Trung Quốc hiện có chỉ là thừa hưởng những dư thừa lỗi thời của Mỹ Nhật Nga và vài nước công nghệ tân tiến khác. Trung Quốc suốt 30 đã qua chưa hề có phát minh khoa học kỹ thuật nào tự thân mà chỉ toàn học lại của các nước tiên tiến khác. Trên nền tảng một nước quá nghèo, quá đông dân, hầu như không có gì từ tài nguyên, khoa học kỹ thuật, chất xám trí tuệ của Trung Quốc, thế mà Trung Quốc tiến đến một nền kinh tế giàu mạnh hạng hai, hạng ba thế giới trong vòng 30 năm qua. Chưa chắc kinh tế Trung Quốc thực sự giàu mạnh như bề ngoài mà mọi người đang nhận thấy qua các món tiền nợ mà Mỹ đang mắc nợ Trung Quốc. Nhưng chính Trung Quốc muốn thực sự giàu mạnh kinh tế để thoát khỏi nghèo đói hằng ngàn năm qua nên chính quyền Trung Quốc không từ nan bất cứ việc gì để đạt được thành công của một siêu cường đông dân quyết tâm làm giàu. Bộ mặt kinh tế chính trị toàn cầu vì ước muốn làm giàu của siêu cường Trung Quốc có khả năng sẽ phải thay đổi khốc liệt bởi những quả đấm kinh tế rất mạnh từ tay đấm của một anh khổng lồ. Chắc chắn sau năm 2012 bộ mặt méo mó của nền kinh tế thế giới sẽ khiến các bậc cha mẹ đẻ ra kế hoạch kinh tế siêu trí tuệ như Mỹ Nhật đã từng hợp nhau để đẻ ra sẽ không thể nhìn ra mặt mũi của đứa con do họ đẻ ra. Vấn đề là anh khổng lồ nay đã lành bệnh sức khoẻ có phần khá lên nên anh ta sẽ vung nhiều nắm đấm có quyền pháp kinh tế hay chỉ là những nắm đấm loạn xạ đụng gì cũng đánh, không từ bộ mặt của cả các trọng tài kinh tế. Bởi vì khởi đầu khi nước Mỹ phát triển kinh tế để thành siêu cường giàu mạnh thì từ tài nguyên phong phú đến khoa học kỹ thuật cao đều có từ trong nước Mỹ. Nhật khởi đầu phát triển kinh tế trở thành quốc gia giàu mạnh kinh tế sau Mỹ vì Nhật phải trả giá cho phần tài nguyên dùng sản xuất ra hàng hoá mà nước nầy không có. Đến Trung Quốc vừa nghèo mọi mặt vừa đông dân gắp 40 đến 50 lần dân số của Mỹ và Nhật. Vậy nước Trung Quốc muốn có tài nguyên và tri thức khoa học kỹ thuật như Mỹ và Nhật để phát triển kinh tế trở thành siêu cường giàu mạnh thì nước Trung Quốc phải trả giá bằng gì nếu không phải là thứ đất nước nầy có nhiều nhất. Trong một đất nước đông dân lại quá nghèo tài nguyên đến trí tuệ khoa học kỹ thuật như Trung Quốc lại muốn thành siêu cường quốc kinh tế chính trị quân sự, đó chính là thảm hoạ kinh tế lâu dài Trung Quốc đang gây ra cho cả thế giới. Đến cuối thế kỷ 20 nước Mỹ đã dùng và luôn luôn dùng đồng USD để khống chế và gây hoạ cho cả thế giới, gây hoạ luôn cho cả các nước trong hệ thống đồng minh của Mỹ. Đầu thế kỷ 21 cho thấy Trung Quốc đã lộ diện kế hoạch dùng đồng USD của Mỹ để bắt đầu tấn công nền kinh tế hùng mạnh của nước Mỹ. Chắc chắn đây là thứ vũ khí hiệu nghiệm thứ hai cùng song hành với sức mạnh dân số lao động giá rẻ và dễ dạy của Trung Quốc. Đồng tiền Mỹ sẽ đánh vào đầu não lãnh đạo chính trị Mỹ và nền kinh tế Mỹ, nơi mà toàn thể đất nước luôn coi trọng sức mạnh của đô la Mỹ là vô địch. 2 Trong tình trạng kinh tế chính trị có đủ dấu hiệu gia tăng khủng hoảng toàn cầu, qui luật đào thải đương nhiên sẽ tạo nhiều khó khăn kinh tế tài chính tại các quốc gia kém phát triển và các quốc gia nghèo. Gần như đột nhiên các thương vụ xuất nhập khẩu quốc tế, nợ vay quốc tế, liên doanh quốc tế, vận tải quốc tế để phát triển kinh tế đất nước đều rơi vào khủng hoảng giống như tim bị sụt áp trầm trọng khiến toàn bộ cơ thể kinh tế quốc gia bị rũ liệt. Từ sản xuất công nghiệp đến nông nghiêp và dịch vụ đầy kỳ vọng giúp cho các nước nghèo và đang phát triển được vươn lên thì nay đều chựng lại vì lỗ lã nợ nần. Quốc gia nào có nợ tiền với các tổ chức tín dụng quốc tế với tỉ lệ càng cao so với tổng thu nhập quốc dân trong thời đang bị suy thoái kinh tế, các tổ chức tín dụng ngân hàng trong nước bị tệ liệt cả có nợ lẫn vay nợ thì quốc gia đó mắc nợ công càng lớn. Món nợ công khi kinh tế quốc gia thuận lợi vào thời kỳ kinh tế phát triển, tổng thu nhập quốc dân tăng trưởng đều mỗi năm giúp các nước nghèo và các nước đang phát triển trả nợ vay và lãi vay quốc tế dễ dàng thì nay bổng quá nặng nề khi kinh doanh quốc tế bị bế tắc. Mọi khả năng khai thác tài nguyên trong đất, trên biển và khai thác cật lực sức lao động của dân chúng với ý muốn lấy mọi tài nguyên cùng sức lực của đất nước để cứu nguy cho nền kinh tế tài chính thông qua những phương án để vực dậy nền tài chính tín dụng trong nước mỗi lúc mỗi đi đến bế tắc. Bộ mặt thực sự của một hệ ký sinh (thể gây hoại sinh cho ký chủ) trong tất cả hệ thống tổ chức tín dụng sẽ hiện hình. Cho thấy các tổ chức tín dụng ngân hàng suốt mấy chục năm qua chỉ ăn cạn, ăn nhiều nhất tài sản lợi nhuận của ngân sách đất nước chứ bản thân nó không hề thực sự sinh lợi được điều gì cho ngân sách quốc gia. Đây là điều chắc chắn không một tổ chức chính quyền nào hiện có trên thế giới mong đợi, nhưng kế hoạch nào để cứu vãn sự huỷ hoại tai hại nầy không thể đem ngân quỹ quốc gia rót tiền vào các tổ chức tín dụng để cứu nguy và cứu sống. Kể cả nước giàu tiền bạc như Mỹ khi cứu ngân hàng tín dụng với các công thương nghiệp bị phá sản cũng đã khiến chính quyền Mỹ phải tăng thuế gây thêm bất mãn với đa số người dân Mỹ đang lao động chân chính cũng đang lao đao vì kinh tế suy sụp. Khủng hoảng kinh tế tài chính hiện nay cùng nghĩa với khủng hoảng của các tổ chức tín dụng ngân hàng đầu tư kinh tế bị phá sản hoặc bị thất thu nặng. Các nước đang phát triển và các nước nghèo lâu nay dùng biện pháp liên doanh với các nước công nghệ cao kinh tế giàu mạnh để được những tổ chức tín dụng tại các nước giàu nầy rót vốn đầu tư đồng loạt bị ảnh hưởng nặng nề về kinh tế. Có những nước nghèo tiếp tục suy thoái kinh tế bởi tham nhũng và đường lối phát triển kinh tế thất bại, đầu tư vào đâu thua lỗ ở đó cũng nhân cơ hội nầy giấu căn bệnh ác tính của chế độ vào tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu để người dân không thấy bản chất tồi tệ của chế độ. Riêng một số những quốc gia giàu mạnh đang lao đao vì kinh tế đột ngột suy sụp khiến các tổ chức tín dụng ngân hàng ký sinh kéo nhau phá sản cũng đổ lỗi cho suy sụp kinh tế toàn cầu chứ không vì kế hoạch kinh tế nhắm vào thị trường trên một phần ba dân số thế giới của Ấn Độ và Trung Quốc đã thất bại thảm hại. Suy sụp kinh tế tài chính từ các quốc gia nghèo khởi phát sau khi các tổ chức tín dụng ngân hàng tại các quốc gia công nghiệp phát triển bị phá sản gây nợ công chồng chất tại quốc gia giàu có gây suy thoái kinh tế tài chính tại các quốc gia đó. Ngành công nghiệp hợp tác, liên doanh xuất khẩu có vốn đầu tư từ nước ngoài của các quốc gia kém phát triển và quốc gia còn nghèo lập tức suy thoái theo sự suy thoái kinh tế toàn cầu. Các công ty vận chuyển hàng hoá trên đất, trên biển, trên trời trước kia cùng một sở phí vận chuyển để vận chuyển một khối lượng hàng hoá công nghiệp có trị giá cao thì nay chỉ còn loại hàng hoá nông hải sản sản phẩm chăn nuôi, lương thực thực phẩm hoặc nông hải sản dạng thô hay sơ chế với giá trị hàng hoá rẻ gắp nhiều lần so với hàng hoá công nghiệp. Từ trị giá 500 USD một món hàng công nghệ chỉ nặng 500 grams nay món hàng nông sản thực phẩm trị giá 500 USD phải có trọng lượng vận chuyển nặng cả tấn. Nếu không nhận loại hàng trị giá thấp ấy thì các công ty vận tải đường bộ, đường biển, đường hàng không cũng không còn loại hàng nào khác, cộng thêm giá nguyên liệu xăng dầu tăng giá đột ngột vì chiến tranh vì tranh chấp chính trị khiến ngành vận tải của các nước nghèo đang phát triển sẽ là ngành chịu lỗ lã càng lúc càng nặng. Không loại trừ đục khoét ăn cắp nguyên liệu linh kiện máy móc và tham nhũng khiến ngành vận tải của các nước nghèo đi đến phá sản nhanh hơn và khi ngành vận chuyển của các nước nghèo lâm vào cảnh lỗ lã phá sản cũng đồng nghĩa với xuất khẩu lương thực thực phẩm nông ngư sản chế biến tại nước đó không gánh nổi phí vận chuyển để xuất khẩu. Trong khi tình hình suy thoái kinh tế tại các quốc gia công nghiệp cao đang bị Trung Quốc cạnh trao ráo riết bất cần quy luật quy tắc nhân nghĩa lễ trí tín. Chính quyền Trung Quốc biến cả tỉ dân Trung Quốc và nước Trung Quốc thành một đại công xưởng sản xuất toàn cầu chuyên sản xuất tất cả những gì dân Trung Quốc có thể làm được với giá thành rẻ nhứt, tồi tệ nhứt để cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Vì vậy các quốc gia giàu có đang lao đao vì kinh tế suy sụp có lẽ đã mơ hồ hiểu được lý do tại sao kinh tế tại nước họ bị đưa đến tình trạng hiện nay. Thì các nước nghèo và các nước đang phát triển vẫn chưa nhìn được nguyên nhân tại sao kinh tế của nước mình suy thoái thảm hại và quốc gia nào càng muốn bưng bít thông tin thì càng khó tiếp cận nguyên nhân thực sự vì sao kinh tế trong nước suy thoái, bởi vì từ các chuyên gia kinh tế cho đến các nhà tư vấn kinh tế cao trọng đều nói láo hoặc nói nịnh để được chính quyền nước đó trọng vọng. Bởi một điều hết sức dễ hiểu là bất cứ chế độ cai trị nào khi bưng bít được thông tin xấu của chế độ cũng đều muốn chứng tỏ chế độ cai trị dân và lèo lái kinh tế của chế độ ấy là một chế độ cai trị cực kì trí tuệ nên làm gì có chuyện thất bại. 12.12.2012. bài nầy được viết trước khi quyển sách CHẾT BỞI TRUNG QUỐC – DEATH BY CHINA của PETER NAVARO và GREG AUTRY dịch giả TRẦN DIỆU CHÂN được xuất bản. Dù rằng một số quan điểm trong quyển sách CBTQ trùng hợp với tác giả bài viết nầy, nhưng nguyên nhân đầu tiên để Trung Quốc có được như hôm nay thì trí thức Mỹ vẫn chưa nhìn thấy. Dân Mỹ đến ngày nay vẫn đang sống cuộc sống của thứ lương tri đui mù bị lưỡng đảng của chính trị gia Mỹ dẫn dắt đến chỗ không biết thế nào là lý tưởng kinh tế chính trị thực sự cần cho nước Mỹ và dân tộc Mỹ. Chỉ có thứ lý tưởng từ các cuộc kiếm phiếu bầu của các chính trị gia Mỹ trong mỗi nhiệm kỳ bầu cử. 3 Mồng 6 tết Nhâm Thìn đến mồng 6 tết Quý Tỵ 15.02.2013 các lãnh đạo đất nước Việt Nam chủ tịch nước, tổng bí thư đảng, thủ tướng, các phó thủ tướng đến các giáo sư tiến sĩ và các chuyên gia kinh tế đều đồng loạt đưa ý kiến thống nhất với nhau về tình hình suy thoái kinh tế quốc tế và trong nước. Họ đều thấy rõ cần thiết phải CƠ CẤU LẠI các tổ chức xã hội trong nước như cơ cấu lại tổ chức đảng csVN, cơ cấu lại ngân hàng, cơ cấu lại y tế, cơ cấu lại giao thông, cơ cấu lại doanh nghiệp công, cơ cấu lại doanh nghiệp tư, cơ cấu lại giáo dục, thậm chí tỉ lệ sinh trai hay sinh gái nhiều hơn cũng cần phải tiêu tốn vài trăm triệu đôla Mỹ để cơ cấu lại. Nói chung là mọi tổ chức xã hội hiện có tại nước Việt Nam đều cần thiết cấp bách phải cơ cấu lại để đạt được mục tiêu cuối cùng là cơ cấu lại toàn bộ nền kinh tế Việt Nam để kinh tế Việt Nam thoát khỏi cuộc trì trệ do ảnh hưởng bởi cuộc suy thoái quốc tế được viết ở phần 1. Để cơ cấu lại ngân hàng Việt Nam cần trên 15 tỉ USD hay cả triệu tỉ VND bơm vô cứu nguy nợ xấu do hàng hoá tồn kho làm chết cứng tiền vốn đổ vào đó với hằng trăm ngàn dự án ngân hàng đã trút tiền vô đầu tư không mang lại hiệu quả. Cơ cấu lại đường xá giao thông thì được định giá khá rõ ràng là cần độ 50 đến 60 tỉ USD, cơ cấu lại giáo dục đào tạo cần 6 tỉ USD, cơ cấu bệnh viện y tế 10 tỉ USD, cơ cấu lại điện 8 tỉ USD, nước 6 tỉ USD, cơ cấu lại thể thao 5 tỉ USD, cơ cấu lại doanh nghiệp công 250 tỉ USD, cơ cấu lại doanh nghiệp tư tuỳ viện trợ từ bà con Việt Kiều các nước ngoài gửi về cũng độ chừng 5 đến 12 tỉ USD kiều hối/ năm. Chỉ riêng ngành du lịch Việt Nam đã ước tính cần có độ vài trăm tỉ USD để phát triển du lịch cho đủ sức cạnh tranh với bạn bè năm châu. Tóm lại mọi tái cơ cấu để kinh tế nước Việt Nam phục hồi tổng cộng ước lượng cần phải có vài ngàn tỉ USD mới giải quyết xong. Tất cả số tiền tỉ USD trên chỉ mới dùng để tái cơ cấu lỗ lã nợ nần thiếu hụt thậm thụt của các tổ chức kinh tế xã hội, còn thêm một phần ngân sách khó ước định chính xác để tái cơ cấu nhân sự đang bị thoái hoá trong các tổ chức đó. Thí dụ tái cơ cấu cán bộ đảng csVN đưa ra làm chủ tịch hay tổng giám đốc một xí nghiệp quốc doanh có chuyên môn rõ ràng phải chi ngân sách bao nhiêu chỉ có trời biết. Hay tái cơ cấu ngành công nghiệp nặng đang nợ nần lỗ lã cả mấy trăm ngàn tỉ VND thì tái cơ cấu là đào tạo lại nhân sự thích hợp sẽ phải tốn bao nhiêu tiền và thời gian bao lâu thành quả thế nào đúng là ẩn số khó định. Cho dù tin tưởng hoàn toàn vào trí tuệ các giáo sư tiến sĩ, các chuyên gia kinh tế các vị lãnh đạo đất nước Việt Nam vô cùng sáng suốt và đầy sáng tạo, thì số tiền mấy ngàn tỉ USD để tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam vẫn là một ngân sách không tưởng đối với ngành kinh tế tài chính Việt Nam. Nếu tài sản trong nước quy ra được số tiền mấy ngàn tỉ USD ấy thì Việt Nam lại không cần tái cơ cấu kinh tế đã quá thành công để làm gì. Đồng đi chung chiếc tàu ọp ẹp ngập nợ nần và suy thoái của kinh tế Việt Nam là các vị kinh tế gia kiêm nghề lí số và dịch lí, nhóm chuyên gia kinh tế kiêm thầy bói nầy tự quy định quy luật kinh tế thịnh suy theo từng chu kì 365 ngày. Không biết họ đưa ra quy luật cuối năm kinh tế chìm chạm đáy thì năm sau sẽ bắt đầu thời điểm kinh tế sẽ ngoi lên lại để an ủi cho kế hoạch kinh tế mơ hồ bế tắc hay cố tình bốc phét nịnh các vị lãnh đạo quốc gia đang trọng dụng họ. Hoặc là họ ngu dốt đến mức độ không hề biết suy luận cách nào khoa học hơn, không biết dựa vào nhiều nguồn thông tin và tài liệu thống kê kiểm toán từ các kết quả kinh tế xuất nhập khẩu, kết quả nợ công, kết quả việc ngân hàng tồn nợ, kết quả lãi suất vay từ ngân hàng giết chết các doanh nghiệp để nói lên bao nhiêu là lập luận kiểu năm sau thế nào kinh tế cũng sáng sủa hơn năm qua. Năm sau thách thức vẫn còn đó nhưng thời cơ thuận lợi cũng rất tràn trề mà không cần một dẫn chứng cụ thể nào, không cần một căn cứ hiển nhiên nào. Thí dụ như Việt Nam vừa đào được mỏ vàng, mỏ dầu, mỏ kim loại quý đáng giá hằng trăm ngàn tỉ USD hoặc Việt Nam vừa bán được đất trên sao hoả, đất kim loại quý hiếm pluto, urani, cobal.. thu lợi cả chục ngàn tỉ USD. Hay ít ra nông hải sản nuôi trồng tại Việt Nam năm nay xuất khẩu sang nhiều nước thu về lãi ròng cả chục ngàn tỉ USD.. Cứ như thế các lãnh đạo đất nước phối hợp thông tin với các vị thầy bói , bói kinh tế nước nhà năm nầy lạc quan sang năm sau còn tốt hơn thế nữa. Theo cung cách trích đoạn các cảnh gay cấn, các cảnh tình tứ trong các phim kịch bản luôn kết thúc có hậu sắp chiếu vào thời gian sau, khán giả hãy đợi đấy. Bất cần nghĩ đến việc một doanh nghiệp công hay tư bị lỗ lã phá sản phải giải thể, bị mất đi là một phần tài sản quốc gia đã bỏ ra đầu tư đã tách rời khỏi đất nước Việt Nam vĩnh viễn. Nạn thất nghiệp nghèo đói trong giới công nhân lao động, nạn gia tăng tội phạm hình sự sẽ tăng thêm chứ không hề giảm bớt đi. Trong tình hình kinh tế thế giới càng khủng hoảng, các nước công nghệ cao giàu mạnh đang lao đao vì công nhân lao động của họ mất việc làm kéo dài nên sức mua tiêu dùng mỗi ngày một kém đi làm tác hại dây chuyền đến các nước nghèo đang trông nhờ vào xuất khẩu hàng công nghệ mới phát triển non kém. Vấn đề bảo hộ mậu dịch, kiểm soát hối suất tiền tệ trong cán cân buôn bán của các nước với nhau thêm khắt nghiệt để bảo vệ kinh tế tài chính trong mỗi quốc gia. Những đơn đặt hàng của nước ngoài từ công nghiệp đến nông ngư sản nuôi trồng cùng lúc bị các nước đang phát triển cạnh tranh gay gắt bởi cung nhiều hơn cầu khiến quốc gia nào nhập khẩu nguyên vật liệu càng cao thì khả năng cạnh tranh càng yếu kém, càng lỗ lã nặng. Vì vậy mọi ngành sản xuất công nghiệp và nuôi trồng xuất khẩu nặng phần nhập khẩu nguyên liệu nước ngoài của Việt Nam đồng loạt lâm vào thế bị động về giá thành cạnh tranh trên thương trường quốc tế. Càng xuất siêu thì Việt Nam lại càng phải nhập siêu cao hơn xuất luôn trên ngưỡng 70% trị giá xuất siêu chính là cái vòng siết cổ kinh tế Việt Nam cần phải tìm đúng cách để thoát khỏi nó. Cùn tất biến nên các chuyên gia kinh tế với các cấp lãnh đạo tại Việt Nam chắc đã chọn lối thoát cho kinh tế Việt Nam trong tình trạng đất nước nghèo nhiều thứ theo cách của Tần Quản Trọng hoặc cách của Nhật Bản đã làm sau khi bại trận trong chiến tranh thế giới lần hai. Kế hoạch của Tần Quản Trọng với kế sách của Nhật sau khi thua trận chỉ khác nhau về thời gian nhưng giống nhau về phương pháp kiếm tiền trong các tầng lầu xanh lầu hồng với gái đẹp và khi đó Tần với Nhật đều có thể giấu kín mọi thông tin về tư cách của những vị lãnh đạo đất nước kiêm nghề ma cô nuôi gái điếm. Nhật lúc đó trong tình cảnh một thằng giặc cướp thua trận bất chấp điều tiếng vì quá nghèo đói còn Việt Nam luôn là nước chiến thắng vẻ vang, nên khi theo kế sách Quản Trọng thời Tần cần phải hết sức bí mật khéo léo. Hoặc cách của Mao Trạch Đông thời kiếm tiền trong giai đoạn vạn lý trường chinh là buôn lậu ma tuý, buôn lậu hàng cổ ngoạn quốc gia hiếm quý từ triều Mãn Thanh để lại, từ lịch sử dân Trung Quốc mấy ngàn năm để lại..So ra thì cách của Nhật và của Tần Quản Trọng khả thi hơn vì chuẩn bị trong vòng tám đến mười năm sẽ có hàng hoá xuất bán liền, ngoài ra còn vét được số hàng khá tốt đã có sẵn. Riêng cách của Mao lãnh tụ bây giờ khó thoát được tai mắt của đám cảnh sát quốc tế chuyên bài trừ ma tuý với lại gia tài cổ ngoạn lịch sử đất Việt nay chẳng đáng gì, độ vài tỉ USD là hết mức.. Khi kinh tế lụn bại khủng hoảng nếu bán nước sẽ là tội đồ muôn năm nhưng bán dâm và bán sức lao động của dân chưa thấy luật pháp nào định tội. Các bà mẹ mất con trong thời chiến tranh bảo vệ đất nước là mẹ liệt sĩ còn các bà mẹ mất con làm đĩ vẫn là mẹ của gái đĩ cho dù có nhờ gái đĩ phục hồi kinh tế hay phục hồi nhân phẩm vẫn như nhau. Phương án Quản Di Ngô Tần Quản Trọng được vua quan triều đại Tần chấp nhận mà không thấy hèn hạ xấu hỗ bởi nhà Tần có niềm an ủi là Quản Trọng người nước Ngô, việc làm hèn hạ của thằng bỏ nước mà đi. Nay có thể chọn một tiến sĩ kinh tế hoặc tiến sĩ du lịch Việt Kiều ở Mỹ hay ở Úc đứng ra điều hành kế sách của Quản Trọng là ổn vì Việt Kiều cũng bỏ nước ra đi. Nhưng suốt 75 năm thành lập đảng csVN đến ngày nay danh dự và phẩm giá đạo đức của đảng viên đảng csVN chưa từng bị hoen ố bởi những trò mua bán thân xác phụ nữ để làm giàu, chưa từng đẩy người dân do đảng lãnh đạo vào những con đường lầm than phải bán thân bán sắc. Phụ nữ trong hệ thống đảng csVN luôn đạt danh hiệu phụ nữ kiên cường bất khuất trung hậu đảm đang do ông chủ tịch Hồ Chí Minh nhà văn hoá Unesco phong tặng. Vì vậy chuyện cán bộ nam nữ của đảng csVN trở thành ma cô dắt mối, thành tú bà nuôi gái bán thân để cứu vãn kinh tế cho Việt Nam là chuyện không thể xẩy ra. Kế hoạch kinh tế như Tần Quản Trọng từng thi hành sẽ muôn đời không bao giờ xẩy đến với những người csVN trung kiên trong sáng. Dù nghèo dù kinh tế Việt Nam suy sụp tận cùn, dân chúng Việt Nam có cạp đất mà ăn chứ đàn ông đàn bà đã làm cán bộ theo đảng csVN không bao giờ trở thành loài thú vật đê tiện đem con em của dân tộc Việt đi bán lấy tiền cho ngân sách điều hành chế độ. Với lại kế sách Tần Quản Trọng cũng chỉ đủ sức đủ tiền để ma cô nuôi tú bà trong các hội lầu xanh, các tổ chức du lịch gọi là sextourchids chia nhau xài, chứ thứ tiền đó làm sao cứu nổi kinh tế trì trệ thậm hao cả mấy ngàn tỉ USD. Hú vía bầy cha mẹ lâu nay o bế con gái cho xinh đẹp cho đùi thon mông tròn ngực nở, mặt hoa da phấn để dự thi hoa hậu, dự thi người mẫu, dự thi giọng ca vàng, giọng ca bạc làm thềm tiếp cận sextourchids. Nhưng cũng rủi thay đám cha mẹ nầy không có vinh dự làm cha mẹ liệt đĩ để cứu nguy kinh tế dân tộc Việt đang lụn bại. Kinh tế toàn cầu suy thoái ngày trầm trọng thêm, khiến các quốc gia nghèo khó lòng núp bóng các nước giàu nhận cứu viện. Phận làm đàn em các cường quốc chưa bao giờ lãnh tụ chính trị các nước nghèo thoát cảnh làm tay sai đày tớ, chịu muối mặt mỗi khi công du đồng nghĩa với đi van lạy xin sỏ. Đồng tiền các cường quốc ban cho lãnh tụ các nước nghèo mang danh nghĩa viện trợ phát triển, viện trợ nhân đạo, cho vay kinh doanh để lãnh tụ các nước nghèo dùng điều hành chế độ, để phởn mặt chính quyền của chế độ quyền uy có giá của nó cả. Chưa bao giờ đồng tiền viện trợ ấy được cho vay với giá rẻ bao giờ, mà nước bị vay nợ phải trả bằng máu xương, mồ hôi nước mắt đến chủ quyền dân tộc. Phải trả bằng danh dự của cả một dân tộc bị vùi sâu vào gông xiềng nô lệ với thân phận tay sai của các lãnh tụ nước nghèo đã đứng ra vay nợ. Nếu có lãnh tụ nước nghèo nào vay nợ nhưng không chịu làm đúng theo sự sai khiến của các nước chủ nợ lập tức các lãnh tụ nước nghèo ấy bị mất mạng hoặc thân bại danh nhục cả đời. Đạo đức làm người không bảo đảm đem lại giàu có no ấm nhưng mất đạo đức làm người thì chắc chắn mất no ấm và còn mất cả quốc gia dân tộc. Tuy biết như vậy nhưng nhiều tham vọng quyền lực danh lợi khiến không ít kẻ sẵn sàng quy luỵ các cường quốc cầu xin được làm tay sai, làm nô lệ ngoại bang để đem tiền bạc vũ lực về trấn áp đồng bào đồng chủng mà không đồng chính kiến với bè phái của mình. Do đó khi kinh tế toàn cầu lâm cảnh suy thoái khiến các quốc gia giàu mạnh cường thịnh tự lo cho đất nước họ còn khó khăn nói gì đến bỏ tài sản ngân sách nước họ để lo cho nước khác. Thậm chí đây cũng là lúc các nước giàu mạnh đang lộ mặt thực dân vơ vét nước nghèo để cứu cho kinh tế nước giàu của bọn họ. Nhờ thời cơ kinh tế toàn cầu suy thoái chính là cơ hội và thách thức thực sự đối với lãnh đạo các nước nghèo tìm phương án đưa dân tộc mình ngoi lên một cách tự chủ tự cường. Các cường quốc kinh tế đang lâm cảnh suy thoái kinh tế là cơ hội ngàn năm có một đối với các lãnh đạo nước nghèo có trí tuệ khôn ngoan và muốn tự cường, muốn đứng chen vai với dân tộc mình để chung gánh non sông. Chính lúc nầy là lúc các lãnh đạo nước nghèo chứng tỏ họ có bản lãnh lèo lái non sông thoát qua cơn phong ba bão táp kinh tế và hành động biết tận dụng tiềm lực quốc gia cách chính đáng của họ sẽ lôi kéo được một vài lãnh đạo các cường quốc đang suy vi kinh tế sẽ nhận ra rồi liên kết với họ để đôi bên cùng có lợi với tư cách bình đẳng và danh dự. Với điều kiện các lãnh tụ các nước nghèo đó đã có quá trình khôn ngoan biết thực sự dựa vào tiềm năng của dân tộc từ những thời điểm trước khi kinh tế thế giới bị suy thoái. Nếu trước đó các lãnh đạo nầy chỉ là một bè đảng lưu manh lật lọng và chỉ biết vơ vét của dân. Thì khi các cường quốc lâu nay đở đầu cho các lãnh tụ ấy hống hách điêu ngoa với dân gặp khi kinh tế toàn cầu suy thoái, kinh tế nước họ cai trị suy thoái theo, cũng là lúc báo hiệu họ sắp bị trừng trị. Cũng là khi các lực lượng công an, cảnh sát, dân vệ, dân phòng, công đoàn, mặt trận, hội phụ nữ, hội lão ông lão bà do chế độ gian manh đó tổ chức nuôi dưỡng với chủ tâm tung nhiều lực lượng để kềm kẹp đàn áp người dân, sẽ vì nghèo túng thiếu kém do kinh tế suy thoái người dân trở nên quá nghèo không còn bày trò hống hách để kiếm chát tiền bạc của dân được nữa nên quay lại bất tuân mọi mệnh lệnh sai khiến của chế độ. Một lãnh tụ nước nghèo được cường quốc giàu mạnh viện trợ khi kinh tế phát triển tốt cho đến lúc kinh tế suy vi vẫn tiếp tục ngửa tay van xin cứu giúp, van xin viện trợ thì các nước giàu không bao giờ coi những lãnh tụ ký sinh đó là một nhân cách làm người. Bán nước để gây nội chiến vì tham vọng quyền lực và để có ngân sách viện trợ từ ngoại bang mà điều hành chế độ là tội đồ vạn năm, theo cách kinh tế của Tần Quản Trọng hay của Mao Trạch Đông đều không thể che giấu người dân. Van xin cứu trợ, viện trợ hoài thì chỉ là thứ lãnh tụ ký sinh trên thân con vật khoẻ đến lúc con vật đó ốm đau vẫn cố bám để rút rỉa quá nhục hèn. Muốn đất nước tự lực tự cường kinh tế thì trước tiên chính quyền và các vị lãnh đạo chính quyền phải học lại hai chữ Tự Trọng. Tuy chỉ có hai từ đơn giản nhưng có kẻ phải học cả đời, còn với một tổ chức chính quyền chưa bao giờ biết thế nào là lòng tự trọng cho tới khi kinh tế đất nước lụn bại đe doạ đến sống chết của chế độ chắc chắn không còn thời giờ để cả mấy triệu nhân sự cùng học tự trọng mà vì đói nên bọn nầy học cướp giựt trấn lột cho kịp nuôi thân. Sau kì đại hội đảng lần 11 đảng csVN và bộ chính trị đề cử 4 vị lãnh đạo chính quyền: Nguyễn Sinh Hùng chủ tịch quốc hội, Nguyễn Tấn Dũng thủ tướng, Trương Tấn Sang chủ tịch nước, Nguyễn Phú Trọng tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam. Như vậy đất nước Việt đang được bốn vị lãnh đạo Hùng Dũng Sang Trọng nên chắc chắn sẽ không bao giờ đi công cán nước ngoài để xin viện trợ nữa. Dù trong tình hình kinh tế thế giới suy thoái có đưa đến nhiều khó khăn cho kinh tế Việt Nam các vị lãnh đạo nước vẫn phải gìn giữ sự hùng dũng sang trọng làm vinh dự cho đảng và cho dân Việt chứ không thể đánh mất lòng tự trọng của các vị lãnh đạo và bộ máy chính quyền chuyên chính vô sản đã từng đánh thắng luôn 3 đế quốc sừng sỏ. Bởi vậy các vị hùng dũng sang trọng không khi nào lại ngửa tay van xin viện trợ của các nước Pháp 54, Mỹ 75, Trung 78 là những đế quốc đã đại bại thảm hại dưới tay đảng csVN được. Van xin kẻ thua trận nhục nhã dưới tay mình để họ viện trợ trong khi các nước nầy cũng bị lao đao vì kinh tế suy thoái lại càng nhục nhã quá. Xét ra chỉ còn Nhật Bản là cường quốc kinh tế để trợ giúp cho các lãnh đạo hùng dũng sang trọng thoát cơn suy vi ngân sách quốc gia trong lúc nầy. Nhưng nước Nhật cũng vừa bị tai hoạ sóng thần đi kèm hoạ nổ lò máy phát điện nguyên tử, dân Nhật cũng đang lao đao vì kinh tế xuống dốc. Lẽ nào các vị hùng dũng sang trọng lại đi làm trò chó cắn áo rách thì lòng tự trọng xuống cấp tận cùn lắm thay. Cuối cùng chỉ còn đám Việt Kiều Mỹ đã từng vượt biên chạy trốn csVN hồi 1975 nay họ có vẻ bắt đầu xa quê hương nhớ mẹ hiền đang muốn quay về lại đất nước Việt Nam để sống cuối đời. Theo thống kê cho biết Việt Kiều trốn csVN chạy qua các nước sinh sống đã gửi về cho Việt Nam suốt trong 38 năm qua số ngoại tệ mạnh trên 200 tỷ USD. Nếu phải van nài xin sỏ mà vẫn bảo toàn chút ít hùng dũng sang trọng để mặt mũi đỡ hèn kém, có lẽ nên quay về thân ái với đám một thời là khúc ruột thừa hải ngoại nay là khúc ruột liền ruột tổ quốc Việt Nam không thể tách rời vậy. Nhưng đồng đô la mạnh trong tay đám ruột thừa ruột thịt nầy lại không hề trực tiếp đóng góp thẳng thừng vào ngân sách chính quyền của đảng csVN như khi vay viện trợ của các cường quốc đàn anh khác. Muốn thu loại kiều hối nầy về cho chính quyền bắt buộc phải khuyến khích người dân trong nước tiêu dùng mạnh tay mới có thể thông qua các kênh hàng hoá vòng vèo trong nước ngoài nước thì nó mới quay vào ngân khố chính quyền csVN được. Muốn thu hút đồng ngoại tệ mạnh từ các nguồn kiều hối chính quyền lại phải nhập siêu nguyên vật liệu và hàng hoá tiêu dùng cao cấp, nhiều khi công cuộc kinh doanh nầy bị thất thoát hư hao vì kinh doanh thất bại và bị cán bộ cs không lương thiện đục khoét dữ dội. Rồi đồng kiều hối nầy cũng có thời gian giới hạn suy cạn khi thế hệ lưu vong thứ tư sau đợt đầu bỏ quê hương trốn chạy csVN. Chắc chắn đây là thế hệ kiều bào Việt Nam ở nước ngoài sẽ không còn thứ tình thân thiết với thân nhân giòng họ trong nước nay đã cách 4 đời. Thế hệ thứ tư nầy đã sống và suy nghĩ như công dân của quốc gia họ đã cư ngụ, nay đã thành tổ quốc tứ hai nhưng là tổ quốc gần gũi với họ hơn. Một chiến dịch thân ái tạo tình thương mến thương với những công dân Việt Nam hải ngoại với chế độ csVN cần phải tiến hành cấp tốc và đủ sức thuyết phục để đôi phía có 38 năm dài bất đồng chính kiến tin tưởng nhau. Chọn mặt gửi vàng gửi niềm tin cho nhau cùng xây dựng nền kinh tế tự cường tự túc. Trong thời kỳ tiến hành đấu tranh giành quyền lãnh đạo quốc gia nếu đảng cộng sản Việt Nam có lòng tin tưởng ngây thơ như nhiều đảng phái khác cùng thời đó chắc đảng csVN đã không còn tồn tại để chiến thắng đế quốc Pháp, Mỹ và Trung Quốc như ngày hôm nay. Đảng cộng sản thế giới hay đảng csVN đều có nghệ thuật quản trị cán bộ đảng viên cs của đảng rất độc đáo, không hề có đảng phái nào trước đó cũng như sau nầy có thể có được. Đó là một tổ chức đảng phái không bao giờ tin vào bất cứ ai bất cứ đảng viên nào, dù mới kết nạp hay đã thuộc bộ lãnh đạo hàng bí thư huyện uỷ hay chủ tịch nước cũng vậy. Không tin nên họ không bị phản bội trong thời kỳ đấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự trên mọi cuộc chiến khốc liệt. Muốn đảng viên cấp dưới trung thành thì phải treo trên đầu cấp dưới một vài tội ác. Chức vụ đảng viên càng cao thì tội ác làm thành án treo càng thâm độc để khi đảng cần khai trừ trừng trị thì đảng viên bị án treo đó chỉ có những cách để phải câm miệng vĩnh viễn. Một cách quản trị cán bộ rất hay nhưng rất thâm hiểm dùng để quản lý lương tri con người dễ phản trắc vào thời chiến tranh chết chóc cũng như thời vừa đoạt được quyền bính trong tay để chia chát danh và lợi. Nhưng các kế sách quản trị nhân sự kiểu thâm hiểm nầy khó lòng đi đến thành công trên đấu trường kinh tế, kinh doanh sản xuất công nghiệp cần những bộ óc phóng khoáng biết sáng tạo, biết tự xoay chuyển tình thế cho có lợi trên thương trường đầy đối thủ cạnh tranh vừa có tiền vừa có bản lĩnh kinh doanh già dặn. Vì vậy một chế độ đặt trên sự quản lý nhân sự bằng thâm hiểm, bằng tội ác được bí mật ghi án treo sẽ cần có thời gian rất dài để thay đổi cách quản lý tàn độc đó và tạo lại một thứ uy tín giống như cả thế giới thường sử dụng với nhau khi hợp tác kinh doanh hay cho nhau vay mượn. Trong mọi cơ cấu lại để có thể độc lập tự chủ cách đường hoàng gia nhập vào thị trường chung của thế giới thì cơ cấu lại tổ chức đảng phải là vấn đề cần thiết nhất và khó khăn nhứt. Kế tiếp sẽ còn một điều rất khó thứ hai đó là thông tin chính xác mọi vấn đề kinh tế đất nước và hoàn cảnh chính trị của đất nước đang ở mức độ suy thoái như thế nào, cần cơ cấu lại ra sao, bằng những phương án khả thi nào với tất cả người dân trong nước. Nếu không tiến hành minh bạch thông tin hai điều cần cơ cấu lại nầy thì kinh tế đất nước vẫn sẽ tiếp tục quờ quạng trong đám sương mù thông tin mập mờ với mọi tầng lớp cán bộ mập mờ tư cách đảng cộng sản chuyển sang làm quản lý kinh tế tư bản. Kinh tế đất nước càng thất bại thì ngân sách dùng điều hành chính trị an sinh an ninh quốc phòng càng suy yếu cạn kiệt, càng khiến đảng muốn hùng dũng sang trọng lại càng phải ngửa tay xin viện trợ của bất cứ cường quốc nào, bất kể mọi âm mưu thống trị tàn độc mà cường quốc cho tiền ấy muốn thi hành. Các cường quốc kinh tế tư bản hiện đang cơ cấu lại ngân hàng tức cơ cấu lại tổ chức đảng tư bản của họ. Đảng cộng sản cũng rất cần phải cơ cấu lại tổ chức đảng cộng sản, chứ chỉ chú tâm tổ chức cơ cấu lại ngân hàng và các tổ chức tín dụng là chắc chắn sai đường. Kinh tế phát triển hay suy thoái trong thế kỷ 21 sẽ là thẩm phán quốc tế quyết định sự tồn vong của các quốc gia và của các thể chế chính trị. Có cùng một giải pháp cứu nguy kinh tế tài chính nhưng đối với thể chế nầy là đưa chế độ đến thăng tiến còn đối với thể chế kia là cùng nhau tự sát. Do các kế hoạch chính trị kinh tế trước đó của từng chính phủ đã vạch ra có chính danh hay chỉ là những kế hoạch sai lầm chứa đầy những mưu toan gian trá và tạo thêm quá nhiều mâu thuẫn với toàn dân là các hạch nhân góp sức xây dựng kinh tế cho quốc gia. 4 Một sự việc tưởng như phi lý mà hoàn toàn có thực và vô cùng chính xác về sự cơ cấu lại của các quốc gia hiện nay trong kế hoạch CƠ CẤU LẠI các tổ chức tài chính tín dụng bất kể đó là chế độ theo thể chế tư bản, cộng sản hay vương quyền đang có trên thế giới. Phía các quốc gia theo thể chế cộng sản đang cố hết sức tạo lập một hình thái kinh tế tài chính tín dụng ngân hàng theo đúng cách của phía tư bản trước đây hằng trăm năm. Ngược lại thì phía tư bản đang cố bằng mọi cách xoay chuyển chính trị kinh tế hằng mấy trăm năm tư bản theo như đường lối kinh tế chính trị của phía cộng sản đã sử dụng gần trăm năm nay. Như vậy sự thành công hay thất bại trong việc cứu nguy kinh tế toàn cầu đang lâm cảnh suy thoái đã có thời gian lịch sử trả lời. Đồng nghĩa phía tư bản từ thành công kinh tế đi đến suy thoái kinh tế thì quay đầu lập lại sự thất bại hoặc không chuyên môn kinh tế của phía cộng sản. Còn phía cộng sản lâu nay kinh tế do đảng cộng sản lãnh đạo với mục tiêu chuyên chính vô sản bất cần lợi nhuận tư hữu nên chẳng bao giờ kinh tế tư bản thành công với chế độ cs. Thì nay lại bắt đầu đi theo kế hoạch của một kinh tế tư bản lụn tàn đang muốn có thay đổi theo cách chia bớt tiền của người giàu cho an sinh xã hội thành xã hội chủ nghĩa thông qua tăng nhiều thứ thuế từ thu nhập của người giàu. Trong quá trình thay đổi vị trí nầy chắc chắn sẽ xẩy ra nhiều ảo tưởng cho đôi bên nhờ có những điều mà một số thành phần dân chúng ngây thơ tự cảm thấy hình như có những điều gì đó trong kinh tế tài chính của đất nước họ khác với trước kia hoàn toàn. Nhưng số dân chúng nầy có đủ đông và có đủ khả năng xây dựng kinh tế trong kế hoạch hoán đổi như thế nào và sẽ dẫn mọi việc tới đâu thì chỉ khi nào họ đi đến đường cùn trong cái hang tăm tối đó mới có thể kết thúc. Dù sao đây cũng là một liều thuốc giảm đau để kéo dài mạng sống kinh tế cho các nước nghèo có thời cơ tìm đúng thuốc chữa trị căn bệnh nô lệ kinh tế của nước nghèo với các cường quốc lâu nay đã dùng kinh tế tài chính viện trợ làm dây xích cột cổ các lãnh tụ các nước nghèo. Vấn đề chung để cứu nguy cho kinh tế toàn cầu và kinh tế của từng quốc gia riêng lẻ cùng một khởi điểm cơ cấu lại đó là: Lòng tin của dân chúng đối với chính sách tài chính tín dụng ngân hàng đã chồng chất quá nhiều nghi kị bất tín nhiệm khiến người dân còn chút khôn ngoan đã không bao giờ đem hết lòng thực thà khi chọn mặt gửi tiền và khai thuế thu nhập cách trung thực với bất cứ nhà cầm quyền loại nào. Vậy mà các chế độ đang quản lý kinh tế quốc dân tại các quốc gia ngày nay đều có một mong muốn giống nhau đến tuyệt đối là: Tuyên truyền chính trị để người dân có một lòng yêu nước thật cao cả đến mức độ phải cố làm thế nào lao động trí tuệ đến lao động chân tay thật cật lực kiếm tiền thật nhiều thật giỏi. Người dân phải kiếm tiền thật nhiều, tiêu xài thật tiết kiệm nhưng cần mua sắm thường xuyên để kích thích tiêu dùng phát triển sản xuất trong nước và ngoan ngoãn đóng đủ mọi thứ thuế do chế độ ban hành. Rồi số tiền dư người dân kiếm được phải gửi hết cho các tổ chức tín dụng ngân hàng nắm giữ. Cung cách tem phiếu có chút cải biên của chế độ tem phiếu phân phối hàng hoá tại các nước cộng sản trở thành một loại chi phiếu do các ngân hàng phát hành chính là mơ ước chung của tất cả mọi tổ chức ngân hàng tín dụng và của mọi tổ chức cai trị dân trong thế kỷ kinh tế quyết định vận mệnh của mọi thể chế quốc gia. Trong thời kỳ chiến tranh đế quốc và chiến tranh giữ nước các chế độ đem mạng sống của người dân vào chiến trường quân sự khốc liệt để giành phần thắng về cho chế độ nhân danh lòng ái quốc. Trong thời kinh tế suy thoái các chế độ đem tiền bạc tài chính của dân tung vào chiến trường kinh tế, chiến tranh tiền tệ cũng là quy luật đương nhiên nhân danh yêu tiền. Nhưng mạng sống người dân vì nghĩa vụ quân dịch theo hiến pháp khiến họ đem sinh mạng vào nguy khốn của chiến tranh là khó tránh khỏi dù công dân đó có muốn hay không muốn. Với tài chính kinh tế của người dân thì khác, sinh mạng con người chỉ có một và được kiểm soát chặt chẽ từ thời đứa bé trai vừa chào đời với các thủ tục hộ tịch, sinh mạng kinh tế ở mỗi công dân có quyền sai biệt đương nhiên rất khác nhau do trình độ học vấn và trình độ chuyên môn nghề nghiệp. Trong khi sinh mạng con người không thể trốn tránh trước nghĩa vụ quân sự vì chiến tranh yêu nước, thì sinh mạng kinh tế đã từ lâu đưa nhận xét của người dân trong việc đóng góp tiền của với sức lao động của họ cho chế độ cai trị họ có nhiều thay đổi rất lớn nhờ thông tin mở rộng kiến thức. Người dân đã biết không có chính quyền để người dân sống trong điều kiện vô chính phủ sẽ loạn toàn xã hội nhưng rồi họ cũng tự nhận ra đóng góp trao gửi hết tiền bạc của nã cho chế độ là tự độc ác với bản thân họ. Tạo lòng tin yêu tổ quốc để người dân lao mạng sống vào chiến trường khốc liệt cứu nguy đất nước tưởng khó mà dễ. Tạo lòng tin để người dân cật lực đóng góp tài chính để chế độ cứu nguy kinh tế suy thoái tưởng dễ mà khó vì chưa từng có thời gian chuẩn bị công dân để giáo dục cách nào khiến công dân vừa giỏi kiếm tiền như nhau lại vừa sẵn sàng đóng góp tối đa đồng tiền họ kiếm được cho chế độ mặc tình sử dụng đồng tiền đó vào cuộc đấu tranh kinh tế. Nên thế kỷ 21 là thế kỷ kinh tế quyết định sự mất còn của đất nước và chế độ tư bản, cộng sản hay vương quyền độc tài đều chịu ảnh hưởng của quy luật kinh tế như nhau. Khiến các lãnh đạo chế độ đều có cùng mong muốn bằng mọi cách kiểm soát thật chặt chẽ vấn đề tài chính thu chi của đa số người dân trong nước. Giữa người dân và các tổ chức tín dụng ngân hàng lại phải tiến đến các ràng buộc càng kín kẽ để chính quyền kiểm soát tài chính của từng công dân và sử dụng tổng lực tích luỹ tài chính của người dân vào bất cứ cuộc chi dụng hay đương đầu kinh tế nào của chế độ với các đối thủ kinh tế của các quốc gia có liên quan mậu dịch. Nhưng ngân hàng tín dụng trên thế giới cho đến ngày nay vẫn chỉ có bộ mã ngoài không khác cô gái nhỏ người mẫu Lê Hoàng Bảo Trân được photoshop bôi chỗ nọ kéo dài khúc kia trên các trang báo và ảnh thật với con người thật, nội tạng thật của một cô gái làm kinh tế bằng trưng bày thân xác non tơ thật và giả tạo đang chờ tiến tới thành quả cuối cùng là tìm được một tấm chồng đại gia giàu tiền hoặc một đỉnh cuối cùng là có mớ tiền kha khá lận bóp để vinh vang mặt mày các đấng sinh thành như là chế độ đang đứng sau lưng các tổ chức tín dụng ngân hàng. Nhưng bất cứ kẻ nào tự thân có khả năng kiếm được tiền và kiếm được nhiều tiền đều biết cách chọn mặt gửi tiền và cách cất giấu bớt tiền để khỏi bị mất mát cướp giật. Đại gia luôn sẵn chờ bỏ đi một số tiền để mua một cô gái xinh đẹp làm đồ chơi, làm phận bé mọn trong giới hạn đại gia chu cấp của phận bé mọn. Ngoài ra do đặc tính vùng miền của nhiều vùng đất có cuộc sống quá khó khăn khắc khổ hầu hết người dân tại các địa phương nầy không bao giờ có ý nghĩ phải đóng góp tiền kiếm được do họ cho bất cứ ai, việc gì, chính quyền nào. Đất nước càng suy sụp kinh tế thì đám dân chơi chạy, trốn sâu lậu thuế nầy càng nhiều. Chế độ muốn dùng các tổ chức tín dụng ngân hàng để kiểm soát và huy động tài chính của đám nầy bằng hình hài cao sang xinh xắn đầy tốn kém của các cô gái mẫu loại bé Bảo Trân với hằng ngàn thủ tục để bảo tài cho dân nầy.. bé con hãy đợi đấy. Cho đến khi nào người dân biết sử dụng chính quyền như công cụ giúp bảo vệ an sinh gìn giữ trật tự kinh tế xã hội trong nước và là một nhà ngoại giao chính trị kinh tế khôn ngoan đối với các nước khác. Còn chính quyền phải tỉnh hẳn cơn mơ dài là mãi mãi lấp liếm mọi âm mưu qua mặt người dân để tự quyền coi dân như một bầy nô lệ dễ sai bảo với những cung cách sai bảo nô lệ khéo léo đến thô bạo vô nhân tính của người đối với người. Người dân có lòng tin hay mất tin tưởng vào chế độ tư bản hoặc cộng sản không thể dựa vào các cuộc bầu cử được chế độ cho là hợp hiến hay không hợp hiến, kể cả những cuộc bầu cử có các phái đoàn quốc tế giám sát cách khách quan nhất mà các phái đoàn nầy có thể. Dù công tâm đến đâu các đoàn giám sát nầy cũng chỉ là đám người cỡi ngựa xem hoa trong giới hạn của các hoa viên đã được chế độ đang tổ chức bầu cử lo chu đáo mọi mặt khi đám giám sát chưa có mặt. Riêng với thể chế vương quyền hay chế độc tài, độc đảng trị nước sẽ không cần phải bàn luận hay chứng minh các cuộc bầu cử đó công bình ra sao. Vì vậy khi chế độ cần sự đóng góp kinh tế tài chính mà người dân hoàn toàn tin tưởng vào chế độ đang nắm quyền đàn áp và sinh sát họ, chỉ có thể xẩy đến trong tâm trạng người dân của quốc gia đó có lòng hy sinh cho đất nước ở mức độ nào, chứ không phải dựa vào thứ hiến pháp âm u đã được dành tổ chức cuộc bầu cử thành công vẻ vang như thế nào qua các hệ thống thông tin của chế độ. Năm 1952-1954 khi chế độ csVN vừa có tại miền bắc tổ chức Tuần Lễ Vàng người dân miền bắc Việt Nam đã tự nguyện đóng góp vàng ròng nhờ tin vào lời kêu gọi phát động cách mạng giải phóng dân tộc của đảng csVN. Có nhiều người dân đóng góp hết cả gia tài họ tích cóp cả đời được một vài trăm lạng vàng ròng cho chế độ. Sau đó người dân tiếp tục đóng góp máu xương, mồ hôi nước mắt cho chế độ csVN vào cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại có một không hai trên thế giới. Năm 2007 khi kinh tế tư bản thế giới bước những bước chao đảo, kinh tế tư bản theo định hướng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam cũng bị ảnh hưởng khá nặng nề, nhiều doanh nghiệp với nhiều tổ chức tín dụng công lẫn tư nhân thi nhau phá sản. Chế độ csVN đều biết trong dân cả nước hiện cầm giữ trên 500 tấn vàng ròng và một vài mươi tỉ ngoại tệ mạnh. Nhưng lần nay không công dân nào tự nguyên đóng góp tiền bạc cho chế độ giúp kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có cơ phục hồi lại phần nào. Khiến chế độ phải ban hành nhiều biện pháp kiểm soát và ngăn cấm người dân chi dùng số vàng và ngoại tệ mà họ làm chủ hợp pháp. Vì vậy đem pháp luật đem hiến pháp và đưa cả vũ lực quân đội công an xung trận vào mặt trận kinh tế vẫn là giải pháp tối thượng của chế độ, nhưng có là giải pháp tối ưu cho nền kinh tế hay không bất cứ nhà kế hoạch kinh tế xã hội nào cũng dư biết nó ra sao bởi vũ lực đi đôi với lạm quyền và tham ô móc ngoặc không thể kiểm soát được. Cũng trong những năm đầu thế kỷ 21 người dân Hàn Quốc đã đem vàng tư trang nữ trang của họ đóng góp cho chế độ để cứu nguy đồng tiền Hàn Quốc đang bị khủng hoảng tiền tệ dây chuyền tại một số quốc gia kinh tế tư bản. Có lẽ dân Hàn Quốc không quen giữ vàng ròng làm của để dành nên họ chỉ có nữ trang tư trang đóng góp cho chánh quyền của họ. Và cũng có thể dân Hàn lo sợ kinh tế đất nước suy yếu sẽ bị lấn hiếp từ đất nước Triều Tiên anh em vừa là đối thủ rất nguy hiểm với đất nước Hàn của họ. Cũng giống như dân miền bắc VN đóng góp trong tuần lễ vàng để mong cách mạng sẽ đủ mạnh giải phóng dân tộc khỏi gông cùm nô lệ ngoại bang. Ngày nay khi đất nước suy yếu kinh tế tài chánh vẫn có cùng mối đe doạ mất nước mất chế độ, người dân sẽ lâm vào hoàn cảnh nô lệ ngoại bang. Sao không chế độ tư sản cộng sản vương quyền độc tài đảng trị nào có thể mở lời với dân để người dân tự nguyện đóng góp tiền bạc sức lao động như trong tuần lễ vàng để khỏi phải dùng các biện pháp tăng thuế, biện pháp kiểm soát tiền tệ, kiểm soát chi dùng của người dân. Chọn mặt gửi vàng của người dân giờ đây đã biết e ngại bị kẻ nắm giữ tài chính của họ kiểm soát và khống chế. Trong khi ấy tất cả mọi thống đốc ngân hàng nhà nước trên thế giới đều mong muốn có một biện pháp quyền lực nào đó để bắt công dân phải tuân thủ mọi quy tắc kiểm soát tài chính của công dân thông qua các tổ chức tín dụng ngân hàng trong nước. Các quốc gia tư bản có kinh nghiệm kinh tế tài chính và tầm nhìn phản ứng xã hội trong vấn đề kiểm soát chặt chẽ tài chính của người dân nên sẽ không bao giờ dám dùng những biện pháp cưỡng ép tài chính thô bạo bằng quyền lực độc tài chắc chắn dẫn tới tai hoạ suy thoái kinh tế trong nước trầm trọng hơn. Nắm mọi quyền lực mạnh và toàn bộ hệ thống thông tin tuyên truyền trong tay nên muốn tạo dựng các âm mưu quyền phỉ để nắm chặt tài chính của công dân không khó, vậy tại sao tất cả chế độ tư bản thế giới không tiến hành kiểm soát tài chính người dân theo cách độc quyền thô bạo như các chế độ độc tài ?. Chỉ vì các chế độ tư bản đã có kinh nghiệm lâu đời về phát triển kinh tế tài chính bằng trí tuệ nơi công dân nước họ. Khi đã chắc chắn lòng tin của người dân làm kinh tế và đóng góp kinh tế tài chính của họ cho chế độ trong thế kỷ 21 nầy đã có cái nhìn rất e dè, nhiều nghi kị với chế độ đang quản lý họ. Kinh tế đất nước có dấu hiệu suy yếu các chế độ đang quản lý công dân của mình hãy suy nghĩ cho chính đáng: Liệu có còn kịp thời gian để chế độ giáo dục lại cán bộ và công nhân viên chức chính quyền hiểu biết về quy luật kinh tế của công dân hay không ?. Riêng các quốc gia có tổ chức tín dụng ngân hàng chặt chẽ và lâu năm người dân tại các quốc gia nầy thường sử dụng ngân phiếu chi phiếu thẻ tín dụng nên mỗi lần tiền mất giá vì kinh tế suy thoái như đã từng xẩy đến ở Mễ Tây Cơ Mexico, Á Căn Đình Achentina, Ba Tây Brasin ..họ đương nhiên không có vàng để tặng vô điều kiện cho chính phủ nước họ mà họ cũng không tự nguyện tặng bớt số tiền tiết kiệm trong tài khoản họ còn lại trong ngân hàng được. Nên chế độ đang quản lý tài chính công dân tại các quốc gia nầy khó lòng hiểu đúng niềm tin của dân họ đối với chính quyền của họ thông qua ngân hàng hay các tổ chức tín dụng đang lao đao vì thua lỗ. Sự không thể tin nhau hết lòng giữa chế độ với công dân và công dân với chế độ đang quản lý nhau là hiện thực và ngày càng đi đến chỗ mỗi bên tự tìm mọi biện pháp để khắc chế nhau trong âm thầm hoặc bằng các thứ luật pháp đầy tín cưỡng ép đe doạ từ phía đang nắm mọi quyền lực trong tay. Nhưng phát triển kinh tế tài chính cho quốc gia thì quyền lực đưa đến bạo lực đàn áp cũng không mang lại kết quả tốt đẹp cho kinh tế đất nước. Có những quốc gia tương tự như tình trạng Việt Nam liên quan đến sức lao động và thù lao trả cho sức lao động đó và thuế đánh vào thu nhập từ sức lao động đó lần hồi theo thời gian bị biến dạng đến mức độ không còn lý luận nào để kết tội cho nhau được nữa. Người lao động bị trả công rẻ mạt nhưng họ vẫn chấp nhận còn phía thuê mướn viện cớ tay nghề trình độ của loại công nhân lao động nầy chỉ đáng được hưởng đồng tiền thù lao chỉ đến như thế là quá hậu hĩnh. Chưa chắc vấn đề tay nghề thấp phải nhận thù lao thấp là sai hay đúng, nhưng chắc chắn người lao động nhận lương thấp đó họ tự thấy sai quá sai khi xã hội bắt buộc họ phải tạo được tiền thù lao cao hơn nữa nếu họ không muốn bị xã hội mà họ đang sống loại bỏ họ từ vật chất đến tinh thần. Sự xa rời kinh tế tài chính trong tay công dân sẽ càng lúc càng có khoảng cách khó thu ngắn với chế độ đang quản lý họ. Và quyền lực thô bạo ẩn núp sau các biện pháp hành chính của các nước tư bản hay quyền lực công an quân đội các quốc gia độc tài được tung ra để kiểm soát kinh tế thông qua tài chính của người dân đang nắm giữ sẽ mãi mãi là những biện pháp bóp chết nền kinh tế trong nước làm người dân xa rời đóng góp tài chính của họ cho chế độ quản lý họ thêm hơn. Trong khi các thống đốc lãnh đạo ngân hàng các nước cứ hí hỡn mơ tưởng sử dụng biện pháp chế tài kinh tế tài chính của từng công dân sẽ chắc chắn thành công để vực dậy kinh tế cứu nguy thâm hụt ngân sách quốc gia !. Sự tan rã các mối tương quan bình đẳng của công dân với chính quyền thông qua các vấn đề kinh tế tài chính sẽ mỗi lúc một trầm trọng cũng góp thêm một phần suy thoái kinh tế quốc gia nếu pháp luật của chế độ tự ý sửa đổi tăng thêm quyền lực tài chính cho chế độ mà mất thêm quyền lợi tài chính của công dân. Sửa đổi luật có lợi tài chính cho một phía chính quyền không chỉ với các quốc gia trị dân độc tài mà với cả các chế độ tự do dân chủ bị tổng thống và quốc hội lạm quyền bằng các âm mưu khéo che đậy. Cuối cùng sửa luật cho chế độ có lợi tài chính bất bình đẳng với công dân chỉ là thêm một phương án mà chế độ đã đầu tư kinh tế tài chính vào ngân hàng và các hình thái doanh nghiệp phá sản và trên đường đến phá sản. 5 Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, các cường quốc đế quốc xâm lược trở nên giàu có nhờ tấn công lấn chiếm các quốc gia chậm tiến kém văn minh. Phát triển kinh tế tài chính thông qua sự xâm lược quân sự nhờ chế tạo được nhiều vũ khí tối tân để đánh chiếm các nước yếu kinh tế và quân sự kể từ đây cũng đi vào cáo chung. Nhưng các cường quốc từng là đế quốc xâm lược hoặc từng can thiệp quân sự sâu nặng vào các quốc gia khác đều tự biết khó lòng được cảm tình với các dân tộc từng bị đế quốc chiếm đóng và thiết lập một ách cai trị tàn nhẫn có khi thật đê tiện. Hầu hết các đế quốc xâm lược đều coi khinh dân tộc bị xâm lược như thứ lạc hậu mọi rợ nên dân bị xâm lược ít khi chịu vơi thù hận với những kẻ đã xâm lược họ và rẻ khinh họ. Thời thế thay đổi nên các đế quốc và các cường quốc một thời gây mâu thuẫn máu xương với các thuộc địa và các quốc gia chư hầu đã chuyển sang kinh tế không vũ lực và ngoại giao xoa dịu các quốc gia từng là nạn nhân của mình. Nhưng các nhà chính trị tại các cường quốc vẫn còn mối lo chưa được giải toả là lòng thù hận đang gia tăng hay đã thực sự giảm bớt đối với các thuộc địa cũ. Vì vậy các cuộc chạy đua vũ trang nhân danh phát triển quân sự quốc phòng để bảo vệ kinh tế xã hội của đất nước và cho toàn cầu có thể là thực lòng cũng có thể là chiêu bài cần thiết bởi khó tin vào kẻ từng bị nô lệ sẽ thực với hết oán thù. Trước kia quân sự và vũ khí tối tân để phát triển kinh tế bằng hành vi xâm lược thực sự đã đem lại giàu mạnh cho nhiều đế quốc xâm lược thành công. Ngày nay quốc phòng và phát triển vũ khí ngày càng tối tân càng tốn ngân sách nhưng chỉ để răn đe và phòng thủ đất nước trước mọi kẻ thù đối mặt và kẻ thù ẩn mặt sau các nghi thức ngoại giao hiền hoà chỉ tăng tốn kém chứ không tăng lợi nhuận kinh tế tài chính. Nhìn vào các nước phát triển vũ khí nguyên tử để đe doạ nhau và để tự vệ cho chế độ đang cai trị đất nước và ngày một tăng thêm các cường quốc hạch nhân và các siêu cường hạch nhân đủ biết mối đe doạ xấu cho nhân loại luôn cao hơn các hành động giúp cho nhân loại có cuộc sống yên bình dài lâu và cho kinh tế xã hội thực sự được phát triển tốt đẹp. Ngân sách đổ vào an ninh quốc phòng ngày càng cao đã tạo thêm món nợ công cho chính quyền ngày càng lớn và là thứ nợ công chỉ tăng thêm chứ không thể giảm. Chạy đua vũ trang của các cường quốc cũng là nguyên nhân rút rỉa thô bạo tài nguyên thiên nhiên khắp nơi trên thế giới làm cho thiên nhiên tổn hại nặng nề không có thời gian để phục hồi. Tốn thất của các tổ chức tín dụng ngân hàng và tổn thất chi dụng quốc phòng của các quốc gia đang suy thoái kinh tế cuối cùng đã tạo một thứ nợ công của các chế độ với nền kinh tế tài chính quốc gia mà cũng là nợ công của quốc gia đối với tài nguyên thiên nhiên dần cạng kiệt. Tuy không có chứng minh khoa học nào được công bố đủ thuyết phục là động đất thiên tai sóng thần phát sinh từ các công cuộc khai thác thiên nhiên quá tàn bạo. Nhưng có một sự trùng hợp không chối cãi về động đất và sóng thần luôn xẩy đến tại các nước đã có thời gian và quy mô khai thác dầu mỏ lâu dài nhứt, không chừa một quốc gia nào. Cuối cùng tai hoạ từ người đến thiên nhiên đều trút lên đầu người dân nặng nề hơn cả. Thiên tai dịch hoạ cùng chiến hoạ lại là nguyên nhân làm người dân nghèo đi rất nhanh rất đột ngột lại là mối nguy thất thu ngân sách ngoài dự trù của chính phủ. Cũng chính là nguồn cơn căn nguyên làm thâm hụt đột ngột và đột biến ngoài dự báo ngân sách điều hành quốc gia của các chế độ căn cứ tài chính vào thuế thu nhập từ công dân. Từ ngân sách quốc gia căn cứ trên thu nhập của công dân để chi dụng điều hành đất nước khi kinh tế phát triển (tăng trưởng dương), chính quyền phải bù lấp thâm hụt ngân sách đột ngột và đột biến (tăng trưởng âm) bằng tài chính tiết kiệm của công dân. Tức nền kinh tế của chế độ đã tự ăn vào chính máu huyết xương thịt của dân chúng và tài sản đất nước mình. Từ khi xã hội loài người thành lập được tôn ti trật tự chính quyền bất kể vương quyền độc tài trị, cộng sản đảng trị, tư bản ngân hàng thống lĩnh trị công dân. Nếu chế độ nào bắt đầu điều hành kinh tế quốc gia bằng mưu toan ăn lấn vào chính máu huyết xương thịt công dân và tài sản đất nước đó mà không sinh lợi nhuận thật cao, chế độ đó, chính quyền đó chắc chắn đã dẫn dắt đất nước đó vào đường tiêu vong. Lịch sử Việt Nam đã từng có vua Quang Trung anh em Nhạc Huệ Lữ với các quan quân cai trị một dãi đất miền trung Việt của ông ta sử dụng đúng mưu toan ăn lần vào chính máu huyết xương thịt của dân chúng thuộc quyền sinh sát của vương triều Quang Trung. Năm 2008 nước Mỹ cũng có Barack Obama bắt đầu tiến hành chính sách ăn lấn vào xương máu dân và rút rỉa tài nguyên đất nước tương tự như anh em Quang Trung nhà Tây Sơn. Thời điểm khác nhau, giai đoạn kinh tế chính trị khác nhau, cách thức ăn lần vào xương máu sức dân khác nhau do luật pháp khác nhau, nhưng kết quả cuối cùng giống nhau bởi 2 chế độ nầy từ 1788 – 2008 cách nhau 780 năm lại có chung một thứ đối thủ kinh tế sẵn lòng hạ gục Nguyễn Huệ Việt Nam và B. Obama Mỹ như nhau. Chế độ Tây Sơn có đối thủ là chúa Nguyễn Phước Ánh, chế độ siêu cường B. Obama có đối thủ kinh tế nặng ký là siêu cường kinh tế Trung Quốc. Đến cuối năm 2013 nước Mỹ của Barack Obama vẫn tiếp tục là cường quốc giàu mạnh nhất nhì toàn thế giới, không khác 1788 với Tây Sơn Nguyễn Huệ khi ấy cũng là cường quốc quân sự nhất nhì toàn vùng nam Á. Nhưng đến năm 1802 khi quân chúa Nguyễn Phúc Ánh kéo quân chinh phạt Tây Sơn Nguyễn Huệ thì toàn dãi đất miền Trung Việt Nam đã là một vùng đất nghèo nhứt vùng nam Á, vua quan quân của Tây Sơn Nguyễn Huệ bị tan rã gần như chỉ có trốn chạy chứ không còn tinh thần chiến đầu vì đói khổ sinh giặc cướp như lúc mới lập phong trào Tây Sơn áo vải cờ đào cướp của nhà giàu chia nhau xài. Nắm quyền lực trong tay bất cứ chế độ nào có ý muốn biển lận tài sản tích luỹ nhờ tiết kiệm công sức lao động của người dân trong nước không khó. Nhưng nắm giữ tài chính tiết kiệm của dân để rút rĩa tiền của dân chắt chiu để dành, lại mong đợi dân làm kinh tế thành công và đưa đất nước đến giàu mạnh thì Nguyễn Huệ Tây Sơn hay B.Obama Mỹ đều đang mơ hão huyền đến một thiên đường kinh tế dân vô sản trong chế độ tư sản giàu có. Trong khi đó nhà nước Nga thời Enxin đến thời Putin nước Nga bị suy thoái kinh tế trầm trọng hơn Mỹ bây giờ.

No comments:

Post a Comment